Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Sau khi phượt về, nam thanh niên phát hiện bị vắt chui vào mũi

Bị vắt chui vào mũi khi đi phượt nhưng anh H (Hà Nội) không biết cho tới khi có hiện tượng hắt hơi, chảy nước mũi, xì mũi ra máu.

  Con vắt sau khi được các sĩ BV ĐKQT Thu Cúc gắp ra.

Con vắt sau khi được các sĩ BV ĐKQT Thu Cúc gắp ra.

Bác sĩ Phạm Thanh Thúy, chuyên khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) cho biết, chiều 21/10, bệnh nhân Nguyễn Hoàng H (38 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) đến khám với các biểu hiện hắt hơi, ngạt mũi, nước mũi có máu, ho nhẹ.

Bệnh nhân cho biết, sau khi đi phượt về, 10 ngày trở lại đây bắt đầu thấy có hiện tượng như trên.

Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện trong khe giữa mũi phải có một dị vật sống là con vắt. Bác sĩ tiến hành nội soi, trong 5 phút gắp ra một con vắt còn sống.

Theo bác sĩ Chuyên khoa, Thầy thuốc ưu tú, Dương Văn Tiến – Trưởng phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, trường hợp con vắt chui vào mũi của bệnh nhân H. là một dạng “dị vật sống đường thở” cần phải tiến hành lấy ra luôn nếu không sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. 

Loại dị vật sống này có một số đặc điểm như sau:

- Loại dị vật này thường cư trú ở các khu vực như mũi, thanh quản, và hạ thanh môn. Chúng thường xâm nhập vào trong cơ thể qua các đường mũi, miệng, các vùng kín trong cơ thể.

- Chúng có giác bám, bám vào lớp niêm mạc mũi, hút máu, đặc biệt hút máu tạo ra chất không đông nên thường không gây đau, rát nhưng khi chúng nhả ra sẽ gây ra chảy máu.

- Khi cư trú trong mũi, chúng gây kích ứng mũi, ngạt mũi, chảy máu mũi, khó chịu trong mũi. Ở thanh quản gây ra hiện tượng khó thở và rất khó chịu.

- Chúng hút máu và có kích thước lớn dần lên mỗi ngày.

- Dị vật thường chỉ cư trú ở mũi, thanh quản, không xuống dạ dày vì dạ dày có dịch vị axit, chúng khó có thể tổn tại và phát triển được.

- Dị vật lưu trú ở vùng miệng dễ gắp hơn đường mũi, nhưng vì đặc trưng chúng thường cư trú ở những vùng khô ẩm, nên ít cư trú ở vùng miệng mà thường cư trú ở vùng mũi.

- Dụng cụ gắp cần có độ bám chắc, vì loại dị vật này rất trơn, khó gắp. Các thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận, xịt thuốc tê để dị vật nhả ra và gắp ra.

Sử dụng thuốc cầm máu tác động luôn vào khu vực dị vật bám gây chảy máu. Qua trình gắp rất nhanh chỉ khoảng 3-5 phút nếu bác sĩ phát hiện vị trí dị vật cư trú và gắp chúng ra. Sau đó vệ sinh sạch đường mũi cho người bệnh.

- Ưu thế: Nội soi phát triển, hình ảnh sắc nét dễ tìm đúng vị trí, đây là điểm quan trọng nhất vì phải phát hiện được vị trí vật thể đang cư trú mới có thể gắp chúng ra được.  

  Hình ảnh con vắt trong khe mũi bệnh nhân.

Hình ảnh con vắt trong khe mũi bệnh nhân.

Để bảo vệ Tai mũi họng, người bệnh cần che bịt cẩn thận các khu vực tai, mũi, họng, khi đi ra ngoài, cư trú, du lịch hay dã ngoại ở các khu vực rừng núi, sông suối để tránh dị vật xâm nhập vào cơ thể theo đường mũi, tai, miệng.

+ Không nên uống nước suối

+ Nên mặc quần áo dài, trang bị bảo hộ cẩn thận

+ Sau khi đi ra ngoài về cần vệ sinh tai mũi họng cẩn thận, và thăm khám ngay khi có dấu hiệu khác thường.

Việt Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO