Báo Điện tử Gia đình Mới

Giả dược là gì? Tại sao có người sử dụng giả dược lại có thể giúp bệnh?

Giả dược có khả năng tạo nên một mối liên kết đủ mạnh giữa bộ não và cơ thể của bệnh nhân, giúp họ đạt được những kết quả tốt hơn trong điều trị.

Giả dược là gì? Tại sao có người sử dụng giả dược lại có thể giúp bệnh? 0

Như chúng ta hay có câu đùa: "Bệnh này có mà chữa bằng niềm tin", thì đúng là với nhiều người sử dụng giả dược với niềm tin họ đã khỏi căn bệnh mà họ gặp phải, hoặc ít nhất, giảm bớt nhiều đau đớn trong quá trình chữa trị.

Định nghĩa của giả dược thực ra rất khó có thể cố định vào 1 dạng thuốc gì, bởi tùy vào mỗi loại bệnh và cách mà người bác sỹ khám, thuyết phục rồi chỉ định cho người bệnh mà nó sẽ có 1 dạng khác nhau.

Tác dụng của giả dược đã được công nhận một cách không chính thức hàng nghìn năm trước nhưng phải đến những năm cuối của thế kỉ 18 khái niệm này mới được công nhận theo 1 cách chính thức là được ghi vào trong từ điển y khoa.

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nếu người dùng có đủ niềm tin vào khả năng của giả dược thì hiệu ứng giả dược, placebo effect có khả năng tạo nên một mối liên kết đủ mạnh giữa bộ não và cơ thể của bệnh nhân, giúp họ đạt được những kết quả tốt hơn trong điều trị.

Trước đây các nhà nghiên cứu thường coi hiệu ứng giả dược là dấu hiệu của thất bại trong nghiên cứu phát triển thuốc.

Bởi trong quá trình nghiên cứu các tác dụng lâm sàng của dạng thuốc mới người ta hay dùng chiêu chia ra 2 nhóm sử dụng thuốc, 1 dùng thuốc đang được nghiên cứu, 1 dùng giả dược, cả 2 đều được cho vào bao bì giống nhau.

Nếu kết quả của 2 nhóm cho thấy họ cùng thuyên giảm hoặc cùng... không có tác dụng, thì có nghĩa là dạng thuốc đang được phát triển đó không có tác dụng, cần phải tiếp tục nghiên cứu và chỉnh sửa thành phần.

Giả dược cũng có thể được sử dụng trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân theo dạng "cứng đầu" mà thường chỉ tin vào 1 dạng điều trị nhất định mà họ đã quen thuộc hoặc các bệnh nhân gặp các bệnh hiểm nghèo mà việc chữa trị có thể đã thất bại nhưng họ hoặc gia đình vẫn nuôi hy vọng và vẫn muốn tiếp tục được chữa trị.

Lúc này giả dược sẽ được coi là 1 phần của liệu pháp tâm lý nhiều hơn là thực chữa bởi nó liên quan đến các phản ứng thần kinh phực tạp có liên quan đến nhiều thứ, ví dụ như việc tăng chất dẫn truyền thần kinh cảm giác như endorphins hay dopamine, là những chất đem lại người dùng tâm lý tốt hơn, tích cực hơn...

Giả dược là gì? Tại sao có người sử dụng giả dược lại có thể giúp bệnh? 1

Tất cả các điều này sẽ đem lại lợi ích cho việc điều trị, kể cũng đúng bởi khi chữa bệnh cho 1 người có tâm lý tốt thì tất cả các bên đều cảm thấy dễ dàng hơn, còn với 1 người có tâm lý xấu lúc nào cũng bi kịch hóa tình trạng bản thân thì việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiề

Và cũng bởi vì đây là 1 cách chữa bằng tâm lý, nên việc làm các thủ tục cũng phải mất công 1 chút, bạn không thể cầm viên thuốc đưa cho bệnh nhân rồi bảo uống đi thuốc chữa khỏi bệnh.

Có những trường hợp chúng ta còn phải thực hiện đầy đủ tất cả các quy trình trong khám bệnh, xét nghiệm, chụp chiếu để cuối cùng đưa cho bệnh nhân giả dược để họ có đủ niềm tin khi sử dụng.

Giả dược thường có tác dụng trong trường hợp người sử dụng chúng không biết rằng họ đang dùng 1 thứ vô thưởng vô phạt không có tác dụng gì, nhưng nếu họ biết là họ đang sử dụng giả dược thì sao?

Trong nghiên cứu vào năm 2014 của Trung tâm y khoa Beth Israel Deaconess được phát hành trên tạp chí Science Translational Medicine cho thấy 1 kết quả thú vị.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm phản ứng của những người bị đau nửa đầu khi chia họ ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm uống 1 dạng thuốc được dán nhãn, lọ đầu là tên thuốc, lọ 2 được dán nhãn "giả dược", lọ 3 thì không dán cái gì.

Kết quả cho thấy có đến 50% những người uống nhãn thuốc "giả dược" cũng có tác động tốt tương tự như thuốc thật trong việc giúp giảm đau sau khi bị đau nửa đầu.

Việc sử dụng giả dược trong điều trị cho đến giờ vẫn còn đang được tranh cãi bởi các trường phái khác nhau.

Có những người sẽ thấy đây là 1 cách hữu hiệu để chữa trị cho bệnh nhân mà ít đem lại các phản ứng phụ nhất.

Tuy nhiên cũng có những người thấy đây như là 1 chiêu... lừa đảo bởi khi đưa bệnh nhân dùng các viên thuốc không có tác dụng chữa trị mà vẫn thu đủ các loại tiền khám chữa bệnh thì với họ đó là 1 việc không đúng, nhất là về mặt y đức.

Vậy nên việc sử dụng hay không sử dụng giả dược cho người bệnh theo mình vẫn chỉ dựa vào các kinh nghiệm và phán đoán của bác sỹ, và nếu chúng ta chẳng may bị bệnh thì hãy cố gắng giữ được sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần để bác sỹ có thể điều trị hiệu quả.

(Theo Tinhte)

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO