Báo Điện tử Gia đình Mới

Y tế cơ sở đang chỉ nặng về 'Kê đơn, cấp thuốc'?

Sắp tới, Bộ Y tế quy định tất cả các bệnh mạn tính đã điều trị ổn định, có phác đồ điều trị như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp… phải chuyển tuyến xã theo dõi, quản lý”.

Đó là thông tin Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết tại một hội nghị mới đây về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến y tế cơ sở do Bộ Y tế và BHXH Việt Nam tổ chức.

Phát triển lớn mạnh nhưng chưa nhận được lòng tin

Khi đề cập đến công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu của các y tế cơ sở ở nước ta, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhiều lần khẳng định, nó có vai trò cực kỳ quan trọng, là cốt lõi, điểm tựa vững chắc của y tế. Ngay trong Hội nghị trực tuyến nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tuyến y tế cơ sở vừa diễn ra mới đây, Bộ trưởng cho biết, theo kinh nghiệm thế giới cho thấy đầu tư cho chăm sóc sức khỏe ban đầu có hiệu quả hơn nhiều lần so với việc đầu tư cho kỹ thuật cao ở tuyến trên. 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, y tế cơ sở có vai trò quan trọng, như

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, y tế cơ sở có vai trò quan trọng, như "người gác cổng" trong ngành y

Với việc coi y tế cơ sở là "người gác cổng” trong hệ thống y tế, các nước trên thế giới đã sử dụng các nguồn tài chính khác nhau, trong đó có nguồn tài chính từ bảo hiểm y tế (BHYT) cho chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở.

"Quỹ BHYT sử dụng cho chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Hàn Quốc là 19%, Nhật Bản là 25%, Đức là 29%. Tỷ trọng chi từ quỹ BHYT trong tổng chi cho chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Hàn Quốc lên tới 51%, Nhật Bản là 76%, Đức là 78%. Dự kiến vào tháng 10 tới, tại Hội nghị quốc tế kỷ niệm 40 năm Tuyên bố Alma-Ata tại Astana, Kazakhstan, bản Tuyên bố chung mới sẽ được ký, cộng đồng quốc tế tiếp tục cùng cam kết tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng đến bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân"- Bộ trưởng cho biết.

Tại Việt Nam, Nghị quyết số 20 xác định y tế cơ sở là nền tảng, phương châm của xây dựng hệ thống y tế công bằng, hiệu quả và phát triển. Riêng ở Việt Nam có đến 11.000 cơ sở y tế ban đầu; gần 99% xã, phường và thị trấn đã có nhà trạm; 87,5 % trạm có bác sĩ khám chữa bệnh; 97% có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; gần 75% thôn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động, trong đó ở nông thôn, miền núi là 96%.

Ngành y tế đang nỗ lực cùng các địa phương củng cố hệ thống tổ chức bộ máy mạng lưới y tế cơ sở theo hướng thu gọn đầu mối, nâng cao hiệu quả,  thực hiện mô hình trung tâm y tế huyện đa chức năng (cả dự phòng và khám chữa bệnh) và quản lý trạm y tế xã.

Để trạm y tế tuyến xã/phường không chỉ là nơi tiêm chủng, hướng dẫn tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, ngành y đang nỗ lực đầu tư cả về nhân lực, vật lực

Để trạm y tế tuyến xã/phường không chỉ là nơi tiêm chủng, hướng dẫn tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, ngành y đang nỗ lực đầu tư cả về nhân lực, vật lực

Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cơ bản đã được triển khai rất hiệu quả, sâu rộng như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình. Một số trạm y tế xã đã bước đầu thực hiện quản lý một số bệnh không lây nhiễm, mạn tính như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… theo mô hình bác sĩ gia đình.

Người dân đã tiếp cận và sử dụng nhiều hơn dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở. Đến nay, đã triển khai khám chữa bệnh BHYT tại khoảng 80% tổng số trạm y tế”- Bộ trưởng cho biết.

Tuy nhiên, được đầu tư là thế nhưng Bộ trưởng cũng thẳng thẳn chỉ rõ, chất lượng khám chữa bệnh (KCB) tại tuyến y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu và làm cho người dân chưa tin tưởng và vượt lên các tuyến trên để khám chữa bệnh gây tốn kém về thời gian, tiền bạc, công sức và các chi phí xã hội khác.

Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn chứng: "Thực tế, đã có bệnh nhân 4h sáng đã bắt xe lên bệnh viện Trung ương khám chỉ vì thấy đau đầu, tức ngực... Chỉ những bệnh đơn giản mà phải lên tận Trung ương chiếu chụp là không cần thiết vừa tốn kém tiền bạc của người dân, vừa tạo sức ép, quá tải bệnh viện tuyến trên. Sắp tới, Bộ Y tế quy định tất cả các bệnh mạn tính đã điều trị ổn định, có phác đồ điều trị như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp… phải chuyển tuyến xã theo dõi, quản lý”.

Theo Cục trưởng Lương Ngọc Khuê, để y tế cơ sở phát huy vai trò là người “gác cổng” cho sức khỏe người dân tại tuyến đầu, Bộ Y tế đang thực hiện cập nhật tài liệu chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quy trình kỹ thuật áp dụng tại trạm y tế xã. Bộ đang đầu tư trang thiết bị phù hợp với năng lực chuyên môn của trạm y tế xã, bảo đảm cung cấp dịch vụ xét nghiệm cơ bản, đáp ứng các bệnh thông thường tại xã theo gói dịch vụ y tế cơ bản, đặc biệt là bệnh không lây nhiễm; Tăng cường tiếp cận thuốc thiết yếu cho trạm y tế xã, đào tạo cập nhật kiến thức cho trạm y tế xã, hỗ trợ kỹ thuật từ xa và luân phiên đưa bác sĩ từ huyện về xã và từ xã lên tuyến trên để bảo đảm tăng cường năng lực KCB tại xã

Khám chữa bệnh vượt tuyến, người dân phải tự bỏ tiền túi 

Bên cạnh đó, xây dựng thống nhất 1 phần mềm áp dụng tại trạm y tế xã đảm bảo quản lý thông tin của các hoạt động chuyên môn với quản lý hồ sơ sức khỏe để nâng cao hiệu quả hoạt động của trạm y tế xã và giảm tải khối lượng công việc hành chính cho cán bộ y tế.

Xây dựng thống nhất 1 phần mềm áp dụng tại trạm y tế xã đảm bảo quản lý thông tin của các hoạt động chuyên môn với quản lý hồ sơ sức khỏe để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trạm y tế xã và giảm tải khối lượng công việc hành chính cho cán bộ y tế.

Xây dựng thống nhất 1 phần mềm áp dụng tại trạm y tế xã đảm bảo quản lý thông tin của các hoạt động chuyên môn với quản lý hồ sơ sức khỏe để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trạm y tế xã và giảm tải khối lượng công việc hành chính cho cán bộ y tế.

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 105, trong đó bỏ quy định khống chế tỷ lệ 20% quỹ khám chữa bệnh ngoại trú cho tuyến xã.

Để tăng cường khám chữa bệnh BHYT tại tuyến y tế cơ sở khắc phục những bất cập hiện nay trong khám chữa bệnh BHYT, Bộ trưởng nhấn mạnh cần chú trọng đổi mới cơ chế chi trả khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã. Cụ thể, không quy định tỷ lệ quỹ BHYT được sử dụng tại trạm y tế xã như quy định hiện nay.

Thực hiện nghiêm, đầy đủ quy định tại Thông tư 39 ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản tại tuyến xã để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chất lượng khám chữa bệnh của nhân dân. Quỹ BHYT chi trả đầy đủ chi phí về thuốc, dịch vụ kỹ thuật quy định tại Thông tư 39 này.

Bên cạnh đó, xây dựng thống nhất 1 phần mềm áp dụng tại trạm y tế xã đảm bảo quản lý thông tin của các hoạt động chuyên môn với quản lý hồ sơ sức khỏe để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trạm y tế xã và giảm tải khối lượng công việc hành chính cho cán bộ y tế.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho rằng, để nâng cao chất lượng KCB BHYT tại tuyến y tế cơ sở, cần thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản; quản lý các bệnh mãn tính tại trạm y tế xã; gắn hoạt động quản lý sức khỏe tại trạm y tế xã với hoạt động của bác sĩ gia đình.

Đặc biệt, theo bà Minh, cần có cơ chế linh hoạt đối với y tế cơ sở theo năng lực cung cấp dịch vụ y tế, số lượng người bệnh BHYT đến KCB, bỏ quy định giao quỹ KCB cho trạm y tế tối đa bằng 20% quỹ KCB BHYT ngoại trú.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho rằng, để nâng cao chất lượng KCB BHYT tại tuyến y tế cơ sở, cần thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho rằng, để nâng cao chất lượng KCB BHYT tại tuyến y tế cơ sở, cần thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản

“Cần hạn chế khám, chữa bệnh thông thường tại các tuyến tỉnh, Trung ương bằng cách tăng mức đồng chi trả với người bệnh tại tuyến này, giảm giá thanh toán đối với các bệnh viện tuyến trên khi KCB thông thường” – bà Minh nêu giải pháp.

Chia sẻ thêm về nội dung này, ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban phụ trách Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) nhận định, hiện y tế cơ sở đang chỉ nặng về “kê đơn, cấp thuốc” dẫn tới có những nơi thực hiện khám, cấp phát thuốc theo ngày trong tháng, chủ yếu rơi vào đầu tháng. Vì thế, cần phải đào tạo cho cán bộ y tế tại trạm y tế xã dự trù thuốc, phân bổ nguồn kinh phí trong tháng tránh tình trạng giữa, cuối tháng hết thuốc.

Liên quan đến vấn đề này, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho biết, Bộ Y tế đang đầu tư trang thiết bị phù hợp với năng lực chuyên môn của trạm y tế xã, bảo đảm cung cấp dịch vụ xét nghiệm cơ bản, đáp ứng các bệnh thông thường tại xã theo gói dịch vụ y tế cơ bản, đặc biệt là bệnh không lây nhiễm.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh thì đề xuất, tới đây, ngoài thực hiện tăng cường thêm bác sĩ cho tuyến y tế cơ sở, nếu cơ sở nào thực hiện được các dịch vụ thì nên mạnh dạn phân cấp. “Khi đã phân cấp cần phải có cơ chế đồng bộ hỗ trợ. Nếu dịch vụ đó tuyến xã làm được, BHXH không thanh toán ở tuyến huyện nữa. Người dân muốn vượt lên tuyến trên thì phải bỏ tiền túi ra. Nếu dịch vụ nào phân cấp trong danh mục của Bộ Y tế cho tuyến xã làm được thì kết quả đó phải được liên thông dù đi đến tuyến tỉnh, Trung ương, để không phải chi hai lần” - bà Minh nhấn mạnh.

Hồng Ngọc/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO