Báo Điện tử Gia đình Mới

Nắng nóng kéo dài: Chuột rút báo hiệu cơ thể bạn đang gặp nguy hiểm

Với nền nhiệt cao, cường độ tia cực tím mạnh, bên cạnh lợi ích mang lại, nắng nóng đang là thủ phạm tấn công sức khoẻ con người. Trong số đó, có rất nhiều người gặp phải tình trạng choáng váng, “sa sẩm mặt mày”…

Dấu hiệu thoáng qua tưởng chừng đơn giản đó nhưng nếu chủ quan, không xử lý kịp thời,cơ thể sẽ rơi vào trạng thái nguy kịch, có khi tử vong.

Nắng nóng đỉnh điểm, người dân cần nắm rõ những nguyên tắc bảo vệ cơ thể khỏi say nắng

Nắng nóng đỉnh điểm, người dân cần nắm rõ những nguyên tắc bảo vệ cơ thể khỏi say nắng

Anh Nguyễn Mạnh Hùng (Thanh Xuân, Hà Nội) được một phen hú hồn vì say nắng. Phải làm việc cho đúng tiến độ, anh Hùng tranh thủ buổi trưa để hoàn thành công việc. Để tránh nóng, anh mặc quần áo dày, che chắn kín mít, tuy nhiên, chỉ quá giữa trưa, anh bắt đầu có biểu hiện nhức đầu nặng, người nóng bức, cơ thể nôn nao. 

Nghĩ mình tụt huyết áp đơn thuần, anh vào nhà uống cốc trà gừng. Tuy nhiên, tình trạng không giảm, anh Hùng kêu chóng mặt, cơ tay căng như chuột rút và sau đó ngất xỉu. Người nhà tá hoả gọi bác sĩ đến thì được chẩn đoán anh bị say nóng, may mắn đã vào nhà kịp thời nếu không tình trạng có thể tăng nặng hơn nhiều. 

Khoảng một tuần gần đây, cùng với nắng nóng đỉnh điểm, số bệnh nhân nhập viện do choáng váng, mệt mỏi ngày càng nhiều. Thường gặp nhất là ở người già, trẻ nhỏ, người phải làm việc lâu dưới trời nắng cũng như một số bệnh nhân có sẵn nền bệnh mãn tính. 

TS Vũ Quốc Bình - Nguyên Giám đốc Bệnh viện 354 cho biết, những người phải phơi mình ngoài nắng lâu, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao nếu thấy choáng váng, chuột rút cần nghĩ ngay đến biểu hiện của say nắng nhẹ. Khi đó, người bệnh cần tìm nơi nghỉ ngơi, giảm nhiệt cơ thể - cách sơ cứu tốt nhất để tránh dẫn tới sốc nhiệt, đột quỵ do say nắng. 

Cơ thể choáng váng khi say nắng do huyết áp hạ xuống, máu lưu thông kém, mạch ngoại vi giãn ra để đáp ứng trước tình trạng cơ thể sinh nhiệt. Còn chuột rút xuất hiện là do sự co cơ đột ngột, gây đau mạnh. Chuột rút do nóng thường liên quan đến mất nước, mất điện giải. 

Chính vì vậy, cách phòng tránh nắng nóng tốt nhất chính là uống đủ nước, giữ cơ thể thoáng mát. “Mọi người không nên đợi cơ thể khát mới uống nước mà cần uống nước thường xuyên. Tuy nhiên, nên uống một ngụm nhỏ và cách nhau khoảng 15 - 20 phút/lượt.

Ngoài ra, việc uống nước điện giải, pha thêm chút muối sẽ có công dụng tốt hơn nước thường. Nên uống 100 - 150ml/ lần uống, uống mà khi bạn đi tiểu thấy nước tiểu trong tức cơ thể đã đủ nước, còn khi nước tiểu màu vàng tức cơ thể chưa đủ nước. Ngoài ra, nhiệt độ nước uống tốt nhất từ khoảng 15 - 25 độ C.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt” - TS Vũ Quốc Bình nhấn mạnh.

Riêng với bệnh nhân bị say nắng, người thân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát, nới bỏ quần áo và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. 

Hồng Ngọc/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO