Báo Điện tử Gia đình Mới

10 mẹo đơn giản giúp thức ăn không bị ôi thiu vào mùa hè

Mùa hè nóng bức và độ ẩm cao khiến vi khuẩn trong thức ăn sinh sôi nảy nở nhanh hơn và dễ gây ngộ độc thực phẩm nếu không được bảo quản đúng cách.

10 mẹo bảo quản thực phẩm dưới đây sẽ giúp những bữa ăn nhà bạn luôn đảm bảo vệ sinh, an toàn và tươi ngon.

1. Chỉnh lại nhiệt độ bảo quản

Nhiệt độ bảo quản phù hợp cho ngăn mát tủ lạnh là dưới 5 độ C và ngăn đá từ -15 đến -18 độ C, nhiệt độ này sẽ bảo quản thịt và rau sống tươi lâu hơn.

2. Bảo quản sau khi mua

thuc-pham

Sau khi mua thực phẩm về, bạn nên ăn ngay hoặc nhanh chóng bảo quản chúng trong tủ lạnh để nhiệt độ cao bên ngoài không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

3. Giữ nóng thức ăn

Nếu bạn không muốn thức ăn bị nguội thì nên giữ chúng ở 60 độ C hoặc cao hơn. Bạn có thể làm nóng thức ăn đến mức bốc hơi hoặc sôi và ăn sớm.

4. Chia thức ăn thành các phần nhỏ

Chia thức ăn thành các phần nhỏ rồi cất vào các hộp nông để trong tủ lạnh sẽ giúp thức ăn được làm lạnh nhanh hơn. Với thịt sống, bạn cũng nên chia nhỏ để trong ngăn đá, sẽ dễ rã đông hơn.

5. Để riêng thực phẩm sống và chín

bao-quan-thuc-pham

Vi khuẩn trong thịt sống xâm nhập vào đồ ăn chín có thể gây ngộ độc. Vì vậy hãy để thịt sống lên ngăn đá hoặc ở ngăn mát dưới cùng để nước thịt không dính vào đồ ăn khác.

Bạn cũng nên sử dụng hộp đậy kín để mùi thực phẩm không bị lẫn với nhau.

Khi chế biến, không nên dùng chung thớt để thái đồ sống và đồ chín, sau khi thái đồ sống bạn nên rửa tay thật kỹ.

6. Rã đông thực phẩm

Trừ những thực phẩm có thể nấu ngay khi còn đông đá, bạn hãy đảm bảo thực phẩm được ra đông đều từ trong ra ngoài trước khi chế biến.

7. Không chất đầy tủ lạnh

Tủ lạnh cần có khoảng trống để không khí được lưu thông, nâng cao hiệu quả làm lạnh. Để tiết kiệm không gian trong tủ lạnh, bạn không nên mua quá nhiều đồ ăn để dự trữ mà chỉ nên mua thực phẩm ăn trong vòng 3-4 ngày.

Ngoài ra, hãy cất nước uống trong các thùng giữ lạnh để dành nhiều không gian chứa thức ăn.

8. Bảo quản đồ ăn thừa

do-an-thua1

Hãy bảo quản đồ ăn thừa trong ngăn mát tủ lạnh và ăn chúng trong vòng 3-5 ngày. Nếu bạn không định ăn chúng trong vòng 3-5 ngày, hãy cất chúng trong ngăn đá.

9. Bỏ đồ ăn "quá đát"

Nếu thức ăn, đặc biệt là các loại thịt, hải sản, cơm và mì sợi đã qua chế biến để ngoài tủ lạnh quá 4 tiếng, bạn không nên tiếc mà hãy bỏ chúng đi để tránh ngộ độc thực phẩm.

10. Tránh đưa thức ăn cho người khác nếu bạn đang bị bệnh

Nếu bạn đang bị tiêu chảy, nôn mửa, đau họng kèm sốt, vàng da, hãy tránh gắp, đưa hoặc chuẩn bị thức ăn cho người khác để tránh lây nhiễm bệnh sang những người xung quanh.

Nếu tình trạng này nghiêm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

Lam/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO