Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

10 mẹo hữu ích tránh lãng phí thức ăn hàng ngày

Chỉ với những cách đơn giản sau, bạn có thể tránh lãng phí thức ăn, tiết kiệm chi phí sinh hoạt và bảo vệ môi trường.

thuc-an-thua

 Hình ảnh thức ăn thừa không hề xa lạ - đó là một thói quen xấu của xã hội hiện đại.

Hiện tượng bỏ thừa, lãng phí thức ăn hiện đang phổ biến ở rất nhiều gia đình, gây tốn kém về nhiều mặt.

Đó là chưa kể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường vì chúng ta thải nhiều rác và sử dụng nhiều túi nilon để đựng.

Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu những mẹo dưới đây giúp các chị em mua sắm và bảo quản thực phẩm hợp lý để không còn lãng phí thực phẩm.

1. Tính toán trước

Empty

Luôn có kế hoạch mua sắm trước khi ra chợ hoặc siêu thị mua đồ.

Nếu đi chợ hoặc đi siêu thị mua đồ mà không có kế hoạch thì sẽ thật thảm họa – chúng ta thường sẽ mua quá nhiều đồ ăn vặt hoặc những thứ đã có sẵn ở nhà.

Để tránh lãng phí thức ăn, hãy lên kế hoạch cẩn thận trước khi đi mua sắm.

Xác định những bữa ăn bạn sẽ nấu ở nhà hàng ngày, lên danh sách những nguyên liệu cần thiết và kiểm tra lại xem trong nhà còn không trước khi mua.

2. Hãy thực tế

Empty

Những đợt giảm giá là nguyên nhân bạn mua nhiều hơn khả năng tiêu thụ.

Nhiều gia đình mua nhiều hơn mức cần thiết (phụ nữ thường hay ham đồ giảm giá hoặc bán theo lô).

Tuy nhiên, bạn cần phải tránh ‘cám dỗ’ này bằng cách cân nhắc xem trong cả tuần gia đình mình sẽ tiêu thụ bao nhiêu thực phẩm và cố gắng không mua nhiều hơn số lượng đó.

Nhất là với những loại rau xanh và hoa quả, bạn chỉ nên mua vừa đủ cho một tuần hoặc tới lần mua sắm tiếp theo để đồ ăn luôn tươi ngon.

3. Dọn dẹp tủ lạnh

Empty

Dọn dẹp tủ lạnh hàng tuần để biết mình có gì và cần mua thêm gì.

Bạn cần treo danh sách các loại thực phẩm đang có trong tủ lạnh lên và thường xuyên cập nhật danh sách này.

Cuối mỗi tuần là lúc bạn kiểm tra lại tủ lạnh để xem mình đã có gì và cần mua thêm thứ gì.

Nếu không, bạn rất dễ tích trữ quá nhiều thứ trong tủ lạnh mà không dùng đến.

4. Sắp xếp theo hạn sử dụng

Empty

Thực phẩm cũ nên để lên trước, những thứ mới mua nên xếp vào sau.

Sau khi đã mua thực phẩm thiết yếu và xếp vào tủ, bạn nên quay vòng thực phẩm định kỳ.

Những thực phẩm cũ để lên trước, những thứ mới mua xếp vào sau.

Đây là một thói quen tốt để bạn luôn quản lý được đồ ăn trong nhà.

5. Bảo quản thực phẩm đúng cách

Empty

Cách sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách.

Nhiều người không biết cách bảo quản thực phẩm đúng cách hoặc không hiểu được tầm quan trọng của việc này.

Ví dụ, giá treo chuối không phải chỉ là một cách bảo quản chuối đẹp mắt mà còn giúp giữ chuối tươi lâu hơn.

Ngoài ra, cách sắp xếp tủ lạnh sau đã được khoa học chứng minh: tầng trên cùng để sữa và nước hoa quả hoặc những thứ cần để lạnh.

Ngăn giữa để sữa chua, cá, thịt sống và phomai. Ngăn thấp hơn để thức ăn thừa, nho và rau củ cứng.

Ngăn kéo dưới cùng để hoa quả và các loại rau, rau thơm. Nên để trứng, xúc xích và các loại gia vị ở cánh cửa tủ.

6. Để đông

Empty

Nếu có nhiều thực phẩm không kịp chế biến, bạn có thể cho vào ngăn đá.

Nếu bạn có quá nhiều hoa quả chín mà không ăn hết, bạn có thể cho vào ngăn đá để làm sinh tố hoặc nướng bánh.

Bạn cũng có thể bảo quản thịt cá trong ngăn đông lạnh cho đến khi có thể chế biến.

Trên thực tế, có rất nhiều thứ có thể để đông và nếu thực hiện đúng cách, bạn có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh một thời gian dài.

7. Chuẩn bị sẵn thực phẩm trước khi nấu

Empty

Bạn có thể gọt và thái trước các loại rau, hoa quả để tiện nấu nướng.

Nhiều gia đình không ghét ăn rau mà họ không đủ thời gian nhặt, rửa và thái rau trước khi nấu.

Tương tự, với nhiều loại hoa quả, vì không có thời gian rửa và gọt vỏ nên mẹ mua về nhưng các bố con lại lười không ăn.

Vì thế, để tránh mua rau và hoa quả về rồi lại để quên trong tủ lạnh, bạn có thể rửa rau, hoa quả rồi thái sẵn, bỏ vào tủ lạnh, như vậy khi nấu và ăn sẽ đều tiện hơn rất nhiều.

9. Ước lượng đúng khẩu phần ăn

Khi nấu ăn, bạn nên cố gắng chỉ nấu một lượng vừa đủ, đừng nấu thừa nhiều rồi lại đổ đi.

Với những món thừa, bạn có thể bao lại bằng màng bọc thực phẩm để ăn bữa sau nhưng lời khuyên là nên hạn chế vì đun nấu nhiều lần sẽ làm mất vị ngon và chất dinh dưỡng của món ăn.

10. Dùng làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc

Những thứ như vỏ khoai tây, lá rau nát, vỏ trứng và thức ăn thừa đều có thể trở thành phân bón – bạn có thể tìm hiểu cách làm trên mạng.

Ngoài ra, đừng vứt đồ ăn thừa đi mà hãy cho vào túi và để riêng khi đi vứt rác, sẽ có người cần đến những thứ này.

Quỳnh Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO