Báo Điện tử Gia đình Mới

10 mẹo tâm lý hữu ích giúp bạn 'muốn gì được nấy' trong cuộc sống

Những mẹo tâm lý 'nhỏ mà có võ' sẽ gúp bạn có thể đạt được điều mình muốn mà không tốn quá nhiều công sức.

1. Nếu ai đó nói mãi không ngừng và không nhường bạn nói một câu nào, hãy giả vờ đánh rơi thứ gì đó (như chìa khóa, cây bút), sau đó cúi xuống nhặt đồ và bắt đầu nói chuyện. Đây là cách để ngắt lời người khác mà đối phương không nhận ra.

2. Nếu bạn đang tìm thứ gì đó trong phòng bị một người khác giấu đi, hãy nói to rằng bạn đã tìm thấy nó rồi. Người giấu đồ thường sẽ nhìn về nơi họ đã giấu để kiểm tra.

3. Khi bạn đang học kiến thức, kỹ năng mới, hãy dạy lại cho người khác và để họ hỏi lại bạn. Nếu bạn có thể giảng dạy tốt cho người khác thì có nghĩa là bạn đã hiểu vấn đề.

4. Nếu bạn muốn ai đó tiếp tục nói chuyện, hãy nhìn vào một bên mắt đối phương, rồi đến bên còn lại, sau đó tới mũi. Bạn có thể tiếp tục nhìn quanh, cái nhìn của bạn sẽ có vẻ tự nhiên và cho thấy là bạn đang chú ý.

10 mẹo tâm lý hữu ích giúp bạn 'muốn gì được nấy' trong cuộc sống 0

Ngược lại nếu muốn người khác ngưng nói, hãy nhìn ngược lại từ hai mắt rồi lên trán. Đối phương sẽ cảm thấy không thoải mái và không tiếp tục nói quá lâu.

5. Khi bắt đầu một cuộc gọi, hãy hỏi "Tôi gọi cho bạn lúc này có phiền không?". Mọi người thường hỏi "Bạn có thời gian nói chuyện chút không", nhưng câu nói này dễ khiến đối phương phòng thủ và từ chối hơn.

6. Trong lần đầu bạn đưa ai đó đi hẹn hò, hãy đến những nơi vui vẻ, hào hứng khiến tim họ đập nhanh hơn, chẳng hạn chơi trò mạo hiểm hay xem phim kinh dị. Chúng sẽ khiến adrenaline tăng cao và khiến họ cảm thấy thích buổi hẹn hò với bạn hơn là bản thân hoạt động đó.

7. Khi bạn làm việc với khách hàng, để tránh làm đối phương tức giận hay phòng bị, đừng dùng đại từ ngôi hai khi nói về vấn đề, lỗi sai nào đó. Đừng đổ lỗi cho họ mà hãy đổ lỗi cho sự việc bạn đang nhắc tới.

10 mẹo tâm lý hữu ích giúp bạn 'muốn gì được nấy' trong cuộc sống 1

8. Nếu bạn muốn biết con mình đang buồn bực chuyện gì mà con không chịu nói, hãy hỏi con khi con đang làm việc gì đó vui vẻ. Trẻ em đang phân tâm sẽ trả lời thành thật hơn khi bị hỏi vì bộ não đang bận rộn và không kịp cân nhắc nhiều.

9. Nếu muốn khiến ai đó tiếp tục nói chuyện, bạn hãy lặp lại những từ cuối cùng trong câu họ vừa nói trước khi ngừng lại. Họ sẽ tiếp tục nói chuyện.

10. Nếu bạn muốn ai đó nhất trí với những gì mình nói, hãy vừa nói vừa gật đầu. Đối phương sẽ vô thức gật đầu lại với bạn, hành động này khiến bộ não họ tin vào những gì bạn đang nói là sự thật.

(Theo Bright Side)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO