Báo Điện tử Gia đình Mới

10 nguyên tắc chi tiêu giúp bạn tránh xa cảnh không tiêu gì mà lúc nào cũng hết tiền

Mỗi người chúng ta nên nắm chắc những nguyên tắc chi tiêu cụ thể cho bản thân, tránh rơi vào cảnh chẳng tiêu gì mà cũng hết tiền. Dưới đây là 10 nguyên tắc chi tiêu hợp lý bạn nên tham khảo.

 Chi tiêu thông minh chính là việc bạn biết cân đối mức thu nhập của chính mình và có những cách sử dụng đồng tiền hợp lý. Dùng sao để không rơi vào tình cảnh cháy túi, để luôn có một khoản phòng thân. 

Dưới đây là 10 nguyên tắc giúp bạn có thể quản lý chi tiêu một cách tốt hơn để hầu bao rủng rỉnh hơn: 

1. Đầu tư vào bản thân

Đầu tư vào bản thân chính là khoản đầu tư hợp lí, cần thiết và không bao giờ sợ lỗ. Đầu tư sớm thì khả năng thu hồi vốn càng nhanh, thời gian để học tập, rèn luyện và nâng cao khả năng của chính mình cũng sẽ càng nhiều hơn. 

  Đầu tư vào bản thân là khoản đầu tư không bao giờ lỗ

Đầu tư vào bản thân là khoản đầu tư không bao giờ lỗ

Bạn có thể đầu tư tiền để mua sách, học ngoại ngữ, đi du lịch hoặc tham gia các khóa học kĩ năng... để bản thân ngày càng phát triển, giá trị con người của bạn cũng ngày càng được nâng cao. 

2. Cẩn thận khi cho người thân hoặc bạn bè vay tiền

Chuyện tiền bạc vô cùng tế nhị, nhất là khi cho người thân vay tiền. Đòi thì sợ mất lòng, không đòi thì bản thân chịu thiệt, có những người còn nghĩ là thân thiết như vậy chây ì, không muốn trả hoặc hẹn tới hẹn lui.

Vì thế nếu cảm thấy không tin tưởng vào người vay tiền, tốt nhất là nên từ chối khéo hoặc nên giao kèo cẩn thận trước khi rút tiền cho người khác vay. Một cách dứt khoát hơn là nên từ chối trực tiếp, tránh lòng vòng được lòng trước mà mất lòng sau, có thể mất luôn cả tiền. 

3. Bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng về tài chính khi chi tiêu ít hơn

Khi bạn đã có một công việc ổn định nhưng nhu cầu của bạn thấp, không có việc gì phải chi quá nhiều tiền thì số tiền tiết kiệm sẽ ngày một nhiều lên. Và chắc chắn khi có trong tay một số tiền nhất định, bạn sẽ bớt đi cảm giác bất an, lo lắng.

  Nhất định phải có 1 khoản tiết kiệm dù lương thấp hay cao

Nhất định phải có 1 khoản tiết kiệm dù lương thấp hay cao

Và nếu tệ hơn, nếu chẳng may một ngày nào đó mình thất nghiệp hay gặp phải sự cố bất ngờ, vì dù sao cũng có tiền sẵn để trang trải rồi. Vì vậy dù lương cao hay thấp cũng phải bỏ ra một số tiền để tiết kiệm

4. Trước khi định mua thứ gì hãy so sánh

Ví dụ bạn cảm thấy thích một chiếc đầm trong một cửa hàng nhưng giá thì lại quá chát. Bạn nên đặt câu hỏi, với số tiền đó bạn có thể mua được chiếc đầm tương tự với giá rẻ hơn một chút ở một cửa hàng khác, hoặc bạn sẽ làm được việc gì có ích hơn như mua sách, mua quà cho bố mẹ hay tiết kiệm cho chuyến du lịch sắp tới....

5. Thực hiện quy tắc 24 giờ

Hãy dành thời gian 24 giờ đồng hồ để suy nghĩ thật kỹ nếu muốn mua một món đồ gì đó mà bạn vẫn đang phân vân. Khi đã suy nghĩ kĩ rồi và cảm thấy đó là một món đồ thật sự cần thiết , không có không được thì hãy mua. 

  Tuyệt đối không mua đồ theo cảm xúc

Tuyệt đối không mua đồ theo cảm xúc

Thói quen mua đồ theo cảm xúc, mua chất đống chỉ vì thích mà không sử dụng chính là thói quen khiến ví bạn lúc nào cũng trong tình trạng cạn tiền đấy. 

6. Hạn chế, tránh xa việc mua đồ giảm giá

Đừng bao giờ để bản thân lọt vào những cái bẫy mua sắm giảm giá của các cửa hàng. Bởi vì khi bước vào bạn sẽ bị cuốn theo những món đồ với giá hời đó, để khi nhìn lại mới thấy mình mua những thứ linh tinh, không cần thiết, mua quá nhiều và không dùng hết....

7. Ghi chép lại những chi tiêu mỗi ngày 

Đây là việc không tốn quá nhiều thời gian mà còn có thể  giúp bạn có thể kiểm soát được chi tiêu mỗi ngày.

  Nên ghi chép lại chi tiêu mỗi ngày để biết mình đã sử dụng tiền có hợp lý hay không

Nên ghi chép lại chi tiêu mỗi ngày để biết mình đã sử dụng tiền có hợp lý hay không

Bạn sẽ biết được mình phung phí ở khoản nào và cũng học được cách xác định số tiền bạn sẽ tiêu mỗi ngày.

8. Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực về tiền bạc

Đừng suốt ngày than nghèo kể khổ lúc đó bạn sẽ cảm thấy mình yếu kém, lúc nào cũng cháy túi.

Hãy suy nghĩ tích cực hơn, chủ động tìm việc làm có mức lương cao, đãi ngộ tốt, và quan trọng đừng bao giờ để tiền chi phối cuộc sống của chúng ta.

9. Đi mua sắm một mình

Cách tốt nhất để có thể tiết kiệm đó làn nên đi mua sắm một mình, bởi khi đi chung với bạn bè bạn thường sẽ mua nhiều hơn bình thường. Đầu tiên là do tâm lí con người, không muốn thua kém bạn bè nên phải mua cho bằng được.

  Đi mua sắm một mình bạn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn

Đi mua sắm một mình bạn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn

Ngoài ra, khi đi chung sẽ đi nhiều nơi, ghé nhiều shop đồ, bạn bè rủ mua chung và luôn cảm thấy có hứng mua sắm hơn. 

10. Áp dụng nguyên tắc "3 số 8"

Mỗi ngày có chúng ta chỉ có 24 giờ, trong đó chia đều thành: 8 tiếng làm việc, 8 tiếng đi ngủ và 8 tiếng dành riêng cho bản thân. Thời gian làm việc để kiếm thêm thu nhập và thời gian đi ngủ để đảm bảo sức khỏe là không thể nào rút ngắn được.

Vậy chỉ 8 tiếng còn lại là dành cho bản thân, vì thế, trong 8 tiếng này đừng ăn chơi tiêu xài quá nhiều tiền mà thay vào đó là hãy học hỏi, làm những việc gì đó có ích, học thêm những thứ có thể làm cho "tiền đẻ ra tiền".

Nguồn: Thể thao văn hóa 

Hạ An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO