Báo Điện tử Gia đình Mới

12 loại cây giải độc lúc nguy cấp ai cũng cần biết, luôn nhớ #5 để dùng trong mọi trường hợp

Đôi khi những loại cây trồng quanh vườn lại trở thành vị thuốc giải độc hữu dụng trong trường hợp nguy cấp mà bạn không ngờ tới.

 Khi y học hiện đại chưa có mặt ở nước ta thì các cây thuốc có công dụng giải độc đã cứu cánh cho rất nhiều trường hợp ngộ độc thuốc, thực phẩm hoặc rắn cắn, côn trùng đốt... Dưới đây là những vị thuốc giải độc lúc nguy cấp bạn cần biết:

1. Cam thảo đất chữa ngộ độc

Cam thảo còn có tên là cam thảo nam, thổ cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L. Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa cảm sốt, say sắn, ngộ độc nấm bằng cách dùng 100 g cây tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống.

2. Bòn bọt chữa độc rắn

Dược liệu này còn được gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc…, tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ. Loại cây này được dùng để chữa rắn độc cắn, bằng cách lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương. Nếu bị dị ứng sơn cũng có thể lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, bòn bọt còn được dùng để chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…

3. Cây mua giải độc sắn

Có tên khoa học là Melastoma D. Don, cây mua thường dùng để giải ngộ độc sắn bằng cách lấy 60-100 g lá hoặc rễ sắc uống. Ở nước ta có nhiều loại mua, người ta còn dùng cây mua lùn để giải độc sắn và chữa rắn độc cắn: lấy rễ giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống.

4. Ổi chữa độc gây tiêu chảy

 Tên khoa học là Psidium guajava L., quả ổi xanh, lá non hoặc búp ổi đường dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn quả xanh có thể giải độc ba đậu và các chất độc gây ỉa chảy.

5. Rau má giải độc lá ngón, say sắn, ngộ độc nấm

Cây rau má có vị rau có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu này. Để giải độc lá ngón hoặc say sắn lấy cả cây rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống.

Rau má chữa ngộ độc nấm cũng làm như trên hoặc lấy rau má 160g đem sắc với 80g đường phèn lấy nước uống hoặc lấy 160g rau má và 400g củ cải tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. 

6. Đậu xanh giải độc mọi trường hợp

Đậu xanh, dưới góc nhìn Đông y có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng… Đậu xanh từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc giải độc cấp và giải trừ chất độc tồn tại trong cơ thể rất hiệu quả.

Tất cả các trường hợp ngộ độc đều có thể dùng hạt đậu xanh nhai sống để giải cứu kịp thời sau đó sắc vỏ hạt để uống (nhất là trong trường hợp say sắn và ngộ độc nấm).

Ngoài ra, người Trung Quốc và người Việt Nam thường dùng cháo đậu xanh như một món ăn hàng ngày để giải độc, thanh nhiệt.

Cháo đậu xanh nấu với sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi thủy, sinh tân dịch, giải khát.

Cháo đậu xanh nấu với lá sen lại có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì…

Đậu xanh có tác dụng đặc biệt trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm, ngộ độc do thuốc và các chất kim loại. Nên ăn đậu xanh thường xuyên để giải hết các chất chì tồn dư trong cơ thể bạn.  

7. Rau ngổ chữa ngộ độc thức ăn, dị ứng các thức ăn do chất tanh, lạnh

Dùng ngổ tươi từ 40g-80g rửa sạch ăn sống. 

8. Cây mã đề làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn  

Theo các nghiên cứu hiện đại, mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ. Trong lá và thân mã đề có chứa một loại chất hóa học có tên là aucubin được chứng minh là có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.

Chính vì vậy, mã đề thường được sử dụng để hút những mảnh vụn, chất độc, thậm chí là mảnh thủy tinh nhỏ khỏi da. Loại lá này cũng được sử dụng để làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc.

Cách dùng đơn giản như sau:

Ngay khi bị rắn cắn hoặc chó dại cắn, hãy lấy khoảng 10 ngọt lá cây mã đề (bao gồm cả lá và cuống lá) cho người bị rắn cắn nhai kỹ trong miệng và nuốt phần nước, phần bã của mã đề sẽ dùng để đắp vào vết cắn để cấp cứu giải độc.

Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh thì dùng lá mã đề giã nát, chắt phần nước đổ vào miệng nạn nhân, phần bã dùng để đắp vào vết thương.Chất aucubin trong mã đề sẽ hút sạch độc tố nhanh chóng và hiệu nghiệm.

Chú ý: Bài thuốc áp dụng được cho người lớn và trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi thì liều lượng khác nhau. Ngay sau khi sơ cứu người bị rắn cắn tại nhà, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất nơi thường trú.

9. Kim ngân chữa độc lá ngón, nấm độc

Tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, cành lá và hoa kim ngân thường được dùng để chữa bệnh và giải độc, bằng cách mỗi ngày dùng 12 g hoa (kim ngân hoa) hay 20 g cành lá (kim ngân đằng) sắc lấy nước uống.

Nước sắc kim ngân được dùng để giải độc do cà độc dược, cỏ sữa lá to, hạt dây cam thảo, lá ngón và nấm độc. Có thể dùng lá kim ngân tươi nhai kỹ rồi nuốt lấy nước. Kim ngân thường dùng riêng hoặc kết hợp với bồ công anh, sài đất.

 10. Rau mùi chữa ngộ độc thức ăn

Tên khoa học là Coriandrum sativum L., rau mùi thường dùng để chữa nhiễm độc thức ăn, bằng cách lấy khoảng 120 g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

11. Sắn dây chữa rắn độc cắn

Còn gọi là cát căn, lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây thường được dùng để giải độc bằng cách: lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống.

Bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống. Lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.

12. Lá tia tô chữa ngộ độc cá, tôm, sò, ốc

Dùng lá tía tô tươi 50 g, sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống trong ngày. Hoặc dùng rau diếp cá và lá tía tô mỗi thứ 50 g sắc uống cũng cho kết quả tương tự. 

Linh Hà/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO