Báo Điện tử Gia đình Mới

3 bộ phận chứa nhiều chất độc hại của lợn, đừng ăn 'bon miệng' mà rước bệnh vào thân

Những bộ phận dưới đây đều rất ngon, là món khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên bạn không nên ăn nhiều vì có chứa nhiều chất độc, gây hại cho cơ thể.

3 bộ phận chứa nhiều chất độc hại của lợn

Gan lợn

3 bộ phận chứa nhiều chất độc hại của lợn, đừng ăn 'bon miệng' mà rước bệnh vào thân 0

Gan chứa rất nhiều cholesterol và các kim loại nặng. Nhu cầu mỗi người chỉ được phép dung nạp khoảng 300mg cholesterol/ngày. Trong khi đó, cholesterol trong gan lợn rất lớn, nếu chỉ ăn 100g gan, sẽ dung nạp trên 400mg cholesterol.

Tất cả những thứ lợn ăn đều phải chuyển qua gan giải độc, tuy nhiên không phải chất độc nào cũng được chuyển hóa hết mà một phần nhất định sẽ được giữ lại ở gan, bao gồm cả chất tăng trưởng có trong thức ăn chăn nuôi, rất nhiều hợp chất và kim loại nặng.

Vì thế, dù bạn có nghiện các món chế biến từ gan thì chỉ nên ăn 1 tuần 2 bữa, tránh để thừa cholesterol, chất độc, kim loại nặng, gây tổn hại cho sức khỏe.

Óc lợn

3 bộ phận chứa nhiều chất độc hại của lợn, đừng ăn 'bon miệng' mà rước bệnh vào thân 1

Óc lợn là món ăn bổ dưỡng, rất giàu canxi, phốt pho, sắt và một số thành phần khác. Nhưng ngược lại, thành phần cholesterol Trinidad và Tobago lại rất cao.

Một cái óc lợn trung bình nặng khoảng 100g, chứa khoảng 300mg cholesterol. Chỉ cần ăn một cái óc lợn cũng phải "nhịn" tất cả những chất chứa cholesterol khác ít nhất 10 ngày.

Vì thế, nếu thích ăn óc, cần ăn lượng vừa đủ, không nên ăn thường xuyên, rất hại.

Phổi lợn

3 bộ phận chứa nhiều chất độc hại của lợn, đừng ăn 'bon miệng' mà rước bệnh vào thân 2

Phổi là bộ phận độc hại nhất trong cơ thể lợn. Đây là cơ quan hô hấp, có nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi.

Chưa kể, lợn hay hít thở sát đất, hít những thứ ô nhiễm nên đã hút vào phổi một lượng lớn bụi bẩn hằng ngày.

Một lượng lớn bụi và kim loại nặng sẽ tích tụ ở phổi. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.

Chưa kể, trong phổi lợn chứa một lượng lớn độc tố, bởi chất tạo nạc, thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, nếu không biết cách xử lý khi ăn có thể gây ngộ độc.

Lợn có thói quen nằm nhiều hơn di chuyển, mọi khí bẩn và ô nhiễm trong chuồng lợn đều bị hít vào phổi và rất khó để đào thải, thanh lọc hết những chất độc này.

Lưu ý khi mua phổi lợn:

Phổi lợn chết sẽ xuất hiện những giọt nước căng phồng trên bề mặt, dạng bong bóng nước, có mủ, lồi lỡm. Nếu chứa nhiều kim loại sẽ có màu xám, nâu.

Nếu phổi lợn màu hồng, sáng bóng, độ đàn hồi tốt thì mới là phổi tươi ngon.

Khi rửa phổi, cần để nguyên lá phổi, đổ nước vào trong phổi theo mạch khí quản, xóc rửa phổi như sửa một cái chai, đổ đầy nước vào phổi rồi lại lắc bóp cho sạch nước. Làm như vậy sẽ giảm thiểu bụi bẩn, độc tố, kim loại nặng.

Nếu bột để rửa, cắt phổi thành lát mỏng, rửa bằng nước xong tẩm bột trộn đều cho bột hút các loại chất độc hại, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Còn một cách rửa nữa là nhúng vào nước sôi. Thái phổi thành từng lát mỏng, đun sôi nước rồi chần phổi, chế biến theo nhu cầu.

Thạch Thảo/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO