Báo Điện tử Gia đình Mới

3 lời khuyên của chuyên gia giúp bạn ăn Tết khỏe mạnh

Những món ăn đặc trưng ngày Tết cùng với sự tất bật, bận rộn trong những ngày này khiến bạn không thể duy trì chế độ ăn uống lành mạnh như bình thường. Vậy làm thế nào để ăn Tết vừa vui vừa đảm bảo sức khỏe?

Giáo sư Ding Gang Qiang - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc đã đưa ra những lời khuyên hữu ích về chế độ ăn uống trong những ngày Tết.

W020150624387149455264

1. Hạn chế thức ăn nhiều dầu, nhiều muối

Ngày Tết, chúng ta thường ăn nhiều món chiên xào, được nêm nhiều gia vị, hoặc bánh chưng rán... Điều này sẽ gây áp lực rất lớn khiến dạ dày của bạn phải hoạt động nhiều hơn.

Những món ăn chiên dầu nhiều lần hoặc nhiệt độ dầu quá cao sẽ phá hủy vitamin và chất dinh dưỡng trong thực phẩm, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn khiến bạn có nhiều nguy cơ béo phì, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ... đặc biệt với người cao tuổi cần tránh các thực phẩm này.

Thực phẩm có nhiều muối dễ gây huyết áp cao, bệnh tim, bệnh thận, bệnh tiêu hóa, làm tăng lượng canxi bị cơ thể thải ra.

Vì thế, dù những ngày Tết nhiều món chiên xào, nhiều gia vị, bạn cũng nên bổ sung thêm những thức ăn thanh đạm, như rau củ, hoa quả, đậu, đồng thời đừng quên uống nhiều nước để loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể.

Khi chế biến thức ăn, bạn cũng nên chú ý nêm gia vị vừa đủ, không quá cầu kỳ phức tạp và có thể thay các món xào nấu thành món hấp, luộc.

2. Ăn nhiều thức ăn mềm

giadinhmoi

Vì ngày Tết chúng ta thường ăn rất nhiều, gây áp lực lớn cho dạ dày và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vì thế, những thức ăn mềm sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa và cũng giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn.

Hãy cắt nhỏ thức ăn và kéo dài thời gian chế biến để thực phẩm được mềm. Với các loại thịt, bạn có thể thái mỏng hoặc xay nhuyễn để chế biến thành thịt viên dễ ăn hơn.

3. Xử lý kịp thời thức ăn thừa

Ngày Tết, thức ăn bị bỏ thừa là điều không thể tránh khỏi. Thức ăn thừa không chỉ dễ bị mất chất dinh dưỡng mà còn dễ sản sinh vi khuẩn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Vì thế, hãy chế biến lượng thực phẩm vừa đủ cho cả gia đình và cố gắng xử lý hết lượng thức ăn từng bữa. 

Nếu thức ăn còn thừa, hãy để lại thịt cá và bỏ rau. Vì chất dinh dưỡng trong rau thường dễ bị mất đi, đồng thời rau thừa dễ sinh ra muối nitrit có chứa độc tố và khi gặp protein trong dạ dày sẽ sinh ra chất nitrosamine, có thể gây ung thư.

Khi bảo quản thực phẩm thừa, bạn nên đợi thức ăn nguội hẳn rồi để trong hộp thủy tinh hoặc màng bọc thực phẩm sau đó để tủ lạnh. Lưu ý, nên để riêng từng loại thực phẩm để bảo quản.

Lam/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO