Báo Điện tử Gia đình Mới

3 sai lầm trong nuôi dạy con trai, lớn lên nhụt chí tiến thủ, là đứa trẻ to xác, bám váy mẹ

Càng ngày người ta càng nói nhiều đến những đứa trẻ 30 tuổi, mãi mãi không chịu rời vòng tay mẹ để lớn, lỗi này có phải do mẹ?

Điều đáng sợ nhất của phụ nữ không phải là lấy phải người đàn ông không yêu mình. Mà đáng sợ nhất chính là khi lấy một người đàn ông xong rồi mới nhận ra anh ta chính là một cậu chàng “con trai của mẹ” chính hiệu. 

Một nàng dâu trẻ ứa nước mắt tâm sự chuyện gia đình trong 1 nhóm tâm sự. Chồng cô đã nay hơn 30 tuổi đầu nhưng việc gì cũng nghe theo mẹ.

Công việc hiện tại là do mẹ sắp xếp xin vào và anh ta cũng không muốn phấn đấu hơn nữa vì sợ khó khăn.

Mọi chuyện cưới hỏi của bản thân nhất nhất phải hỏi ý mẹ, trước đây cô cảm thấy anh ta là người hiếu thảo, và nghĩ rằng đó là người đàn ông lý tưởng của đời mình.

  Những đứa trẻ 30 tuổi to xác bám mẹ mọị lúc mọi nơi, lỗi này có phải lỗi của mẹ?

Những đứa trẻ 30 tuổi to xác bám mẹ mọị lúc mọi nơi, lỗi này có phải lỗi của mẹ?

Nhưng không phải, kể cả khi cô sinh con, mẹ chồng cũng muốn quản lý luôn việc chăm sóc cháu: Không được làm cái này cái kia.

Nàng dâu căng thẳng nên đã vùng lên và bỏ về nhà mẹ đẻ, nhưng 2 tháng đã trôi qua, anh chồng vẫn bặt tăm vì mẹ nói: “Có chân đi thì có chân về, mày bênh vợ mày thì đi luôn đừng về”.

Một bà mẹ khác cũng buồn bã chia sẻ hình ảnh phòng của cậu con trai 33 tuổi sau 5 ngày bà đi công tác. Đồ ăn vương vãi, quần áo máy tính chăn nệm lẫn lộn. Anh con trai còn trách mẹ sao đi công tác tận 5 ngày, chẳng ai dọn dẹp phòng hay chuẩn bị quần áo cho anh ta đi làm.

Người mẹ già lúc này ngớ người nhận ra gần như trong 33 năm làm mẹ, bà đã quá bảo bọc con trai mình, đặc biệt là từ khi chồng mất.

Nghe thật là buồn cười nhưng gần đây những trường hợp như trên không phải là ít. Một thế hệ các bé trai đang phát triển thành những đứa trẻ không chịu lớn.

Đến đây, cha mẹ lại tự hỏi mình đã gây ra lỗi lầm gì để con trai trở nên như vậy?

Dưới đây là 3 cách dạy dỗ con sai lầm khiến đàn ông trở thành đứa trẻ to xác, không tự lập và chủ động trong cuộc sống của mình: 

  Quá bao bọc con mình khiến con trai ở nhà 'bám váy mẹ', ra đường thì 'bám váy vợ'

Quá bao bọc con mình khiến con trai ở nhà "bám váy mẹ", ra đường thì "bám váy vợ"

1. Quá quyến luyến con

Một người mẹ quá gần gũi con trai từ nhỏ đến lớn chưa hẳn đã là điều tốt. Nếu con trai quá quyến luyến mẹ, anh ta sẽ không học được cách hòa hợp với những người phụ nữ khác.

Những người đàn ông tin rằng mẹ là người phụ nữ duy nhất của cuộc đời mình. Họ ít giao tiếp, từ chối tiếp xúc với những người khác giới và không có ý định kết hôn trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời.

Nếu may mắn tìm được “ý trung nhân” của mình, họ hoàn toàn không có khái niệm "đàn ông và phụ nữ khác nhau".

Họ sẽ đối xử với những người phụ nữ khác theo cách tương tự như với mẹ khi bước vào xã hội. Đó nghĩa là ở nhà “bám váy mẹ”, còn ra đường thì “bám váy vợ”.

2. Luôn làm hộ con mọi việc

Không ít cha mẹ cho rằng con trai không cần phải làm việc nhà vì đây là những công việc dành cho chị em gái hoặc vợ tương lai của họ. Thế là con trai sẽ được mẹ chiều chuộng từ nhỏ dẫn đến không thể tự mình chăm sóc bản thân.

Khi làm hết việc nhà, các bà mẹ đang trực tiếp gây ảnh hưởng xấu đến khả năng tự lập của người con khi trưởng thành. Sau này khi gặp bất kỳ khó khăn nào, những anh chàng này không có khả năng tự xử lý vấn đề.

3. Không dạy dỗ con về trách nhiệm

Dạy con sống có trách nhiệm không phải dạy ngày một ngày hai, hay 9 điều, 10 ý. Mà là một thái độ sống mà chúng ta cần phải tuân thủ.

Giống như đi học muộn bị phạt thì ta phải chịu trách nhiệm về điều đó bằng cách chịu phạt như quy định đã đưa ra.

Làm sai chưa đúng việc gì thì dũng cảm nhận trách nhiệm về mình chứ không đổ lỗi cho ai và cũng không để ai chịu trách nhiệm thay mình

Trên thực tế, không có cha mẹ nào mong muốn đứa trẻ mình nuôi lớn sẽ trở thành một "quái vật" như vậy.

Hai cách dạy con trai nên người 

Làm như thế nào phụ huynh có thể giáo dục con cái phát triển khỏe mạnh cả về hình dáng bên ngoài lẫn tâm lý bên trong? Hãy làm theo 2 cách dưới đây:

  • Học cách buông tay con

Dù là người lớn hay trẻ con thì vẫn sẽ gặp những vấn đề của riêng mình trong cuộc sống. Đối với trẻ thì việc tự giải quyết vấn đề của mình khá khó khăn. Tuy nhiên không phải vì vậy là bố mẹ luôn sẵn sàng làm hết giúp con.

Đây rõ ràng là một cách tiếp cận sai lầm và sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc.

  • Cho phép con mắc lỗi lầm

Nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng bỏ hết mọi lỗi lầm của con. Thế là con cái của họ trượt dài trong những lỗi lầm này đến lỗi lầm khác, nghĩ mình luôn đúng và không “lớn” lên được.

Hãy cho phép con mắc lỗi và sẵn sàng phân tích những sai lầm để con hiểu. Điều quan trọng là con tự nhận ra và học hỏi được từ các sai lầm, để có được kinh nghiệm cho riêng mình. Hãy nhớ rằng những sai lầm, vấp ngã, sự thất vọng là một phần của cuộc sống.

Làm như thế nào để dạy con tự lập là một câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Tuy nhiên, chỉ cần cha mẹ chú ý đến cách tiếp cận như trên sẽ giúp con bạn mạnh mẽ hơn, tự làm chủ bản thân và tự tin bước vào cuộc sống chứ không phải là những đứa trẻ mãi không chịu lớn.

Khang Nhi /giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO