Báo Điện tử Gia đình Mới

Ghi nhận 4 bệnh nhân biểu hiện bệnh giống COVID-19 nhưng lại mắc bệnh nguy hiểm khác

Từ ngày 17/9 đến ngày 23/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận 4 bệnh nhân mắc Whitmore mà các bệnh nhân đều không biết mình bị mắc bệnh nguy hiểm.

BV đa khoa Bắc Giang thông tin, BV vừa tiếp nhận 4 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore. Cả 4 trường hợp đều người trung tuổi, ở một số huyện như Tân Yên, Yên Dũng,…

Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài, có người sốt cao, rét run lai rai cả tháng chưa dứt. 2 bệnh nhân trong số này đã diễn tiến nặng, trong đó 1 người rơi vào trạng thái sốc, phải nằm hồi sức tích cực ngay khi vào viện.

Sau khi sàng lọc loại trừ COVID- 19, bệnh nhân tiếp tục được thăm khám cơ bản như xét nghiệm máu, chụp phổi, siêu âm,… Bác sĩ chỉ định cấy máu, kết quả phát hiện 4 người này nhiễm trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

  Một trong số các bệnh nhân mắc bệnh Whitmore ở Bắc Giang.

Một trong số các bệnh nhân mắc bệnh Whitmore ở Bắc Giang.

Bệnh Whitmore là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, tiến triển nhanh, khó chẩn đoán. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra biến chứng khôn lường, thậm chí tử vong.

Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh Whitmore được thực hiện dựa trên các xét nghiệm nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn trong máu, nước tiểu, đờm hoặc tại phần da bị tổn thương… Đa phần các bệnh nhân vào trong trường hợp sốt cao chưa rõ nguyên nhân. Bệnh nhân được tìm các nguyên nhân qua khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng và cấy máu ngay trong cơn sốt để tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh.

Qua đây, các bác sĩ BV khuyến cáo cách phòng chống bệnh Whitmore như sau:

Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, khi cần tiếp xúc cần sử dụng đồ bảo bộ (găng tay, ủng…) đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, suy giảm miễn dịch… cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO