Báo Điện tử Gia đình Mới

4 tuyệt chiêu từ chối khéo mà không làm mất lòng người khác trong nghệ thuật giao tiếp

Một trong những điều chúng ta phải xây dựng nếu muốn thành công đó là mối quan hệ. Sau đây là 4 lời khuyên của chuyên gia trường Harvard bạn có thể áp dụng.

Ba từ tôi bận lắm, tớ bận lắm, mình bận lắm... thường được sử dụng khi từ chối một lời mời nào đó. Thế nhưng câu nói này thường gây ra cho người đối diện một cảm giác là họ không quan trọng mặc dù trong thâm tâm chúng ta không có ý đó. 

Theo các chuyên gia trường kinh doanh Harvard, một sự từ chối khéo léo là điều cần thiết. Họ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu nhỏ gồm 300 người đang độ tuổi đi làm. Bối cảnh đưa ra là họ mời một người bạn đi ăn tối và bị bạn từ chối.

  Nghệ thuật giao tiếp rất quan trọng để có thể làm hài lòng người khác

Nghệ thuật giao tiếp rất quan trọng để có thể làm hài lòng người khác

Một số người nói rằng bạn từ chối vì họ không có đủ tiền, số khác thì nói "tớ không có thời gian" và số còn lại là không có lý do nào cả. 

Grant Donnelly, giáo sư tại trường kinh doanh Harvard cho biết cuộc khảo sát này cho thấy những người đưa ra lý do tiền bạc thường là đáng tin cậy hơn là lý do thời gian hoặc không có lý do nào. 

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên từ chối sẽ không làm ảnh hưởng mối quan hệ của bạn. 

1. Hãy nói với họ về những công việc bạn phải làm 

  Nếu muốn từ chối lời mời hãy nói ra những việc bạn cần phải làm

Nếu muốn từ chối lời mời hãy nói ra những việc bạn cần phải làm

Hãy cho người khác biết là bạn sẽ làm điều gì. Đó là việc nhà đón con và rất nhiều dự định khác và là điều bắt buộc phải làm. 

Mục đích cuối cùng vẫn là làm người ta cảm thấy hài lòng. Vì thế, hãy nói về những điều bạn phải làm ngoài công việc để họ hiểu bạn hơn và thông cảm cho bạn hơn. 

2. Hẹn lần sau 

Bạn có thể từ chối lời mời ngay lúc đó bằng cách hẹn vào một ngày khác. Ví dụ như mình có rất nhiều thứ phải hoàn thành ngay nhưng vẫn rất muốn gặp người đó, hãy hẹn họ liệu chúng ta có thể sắp xếp vào tuần tới được không. 

Lời từ chối này sẽ không làm phật lòng người khác. Họ cũng cảm thấy mình không từ chối lời mời vào lần tiếp theo. 

3. Nghệ thuật giao tiếp: Hãy chân thành

  Chân thành là chìa khóa trong nghệ thuật giao tiếp

Chân thành là chìa khóa trong nghệ thuật giao tiếp

Theo các chuyên gia, dù từ chối lời mời nhưng bạn vẫn nên thể hiện sự chân thành. Hãy cho đồng nghiệp biết thật sự bạn nghĩ gì nhưng cũng đừng bộc bạch quá về sự riêng tư. 

Ví dụ, mình rất muốn đi nhưng "mình cần phải hoàn thành gấp một số công việc, nói thật là mình cảm thấy quá tải." Sau đó là bạn có thể nói ra một vài gợi ý cho cuộc hẹn đó. 

4. Tránh từ chối nhiều lần

Bản thân chúng ta rất muốn được người khác yêu quý, chấp nhận, hay nói cách khác chúng ta muốn đứng lên và chiến thắng tất cả mọi thứ. 

Có những lời mời sẽ là thử thách đối với bạn. Họ có thể hỏi liệu bạn có thể đi cùng đến một nơi nào đó hay bữa tiệc nào đó hay không và tốt nhất là bạn nên đồng ý. 

Bởi vì xem mình là tối quan trọng, là cái rốn của vũ trụ và từ chối nhiều lần lời mời của đồng nghiệp chỉ có thể làm tổn thương bạn mà thôi. 

(Theo CNBC)

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO