Báo Điện tử Gia đình Mới

5 bài học về cách ly xã hội từ cúm Tây Ban Nha năm 1918 có thể áp dụng vào dịch COVID-19

Dịch COVID-19 bùng phát nhanh chóng khiến các nước phải thực hiện biện pháp cách ly xã hội. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến cúm Tây Ban Nha năm 1918.

Năm 1918, cúm Tây Ban Nha trở thành đại dịch tồi tệ nhất trong nhiều thế kỷ. Khoảng 500 triệu người nhiễm và có khoảng 50 triệu người trên toàn cầu tử vong (có báo thống kê khoảng 100 triệu người tử vong), trong đó 675.000 người Mỹ đã chết vì căn bệnh này.

Dịch cúm bắt đầu từ Tây Ban Nha, sau đó là Pháp và các nước châu Âu rồi lây lan trên toàn thế giới. 

Các nước lúc đó cũng thực hiện giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trường học, các công ty, nhà hàng ăn uống đều đóng cửa, không tụ tập và mọi người đều phải cách ly ở nhà. Ở một số nơi, tình trạng này còn kéo dài nhiều tháng. 

Các nghiên cứu sau đó đã chứng minh rằng nỗ lực cách ly xã hội đã có hiệu quả, giảm sự lây lan và tỉ lệ tử vong. Sau đây là một số bài học về cách ly xã hội từ bệnh cúm Tây Ban Nha năm 1918 chúng ta có thể áp dụng vào việc chống dịch COVID-19

1. Hành động sớm, liên tục, kết hợp nhiều biện pháp 

Một bài học đắt giá từ bệnh cúm Tây Ban Nha năm 1918 đó là chúng ta cần hành động càng sớm càng tốt, nỗ lực hết sức để đẩy lùi dịch bệnh. 

Một cuộc nghiên cứu năm 2007 được đăng trên tạp chí JAMA cho biết chúng ta cần theo 3 tiêu chí: Hành động sớm, liên tục, và kết hợp nhiều phương án. 

  Cách ly xã hội cần được thực hiện sớm, liên tục và kết hợp nhiều biện pháp

Cách ly xã hội cần được thực hiện sớm, liên tục và kết hợp nhiều biện pháp

 

Chúng ta cần hành động từ các ca nhiễm đầu tiên, tránh dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Sau đó là nên duy trì liên tục cho đến khi dịch bệnh được đẩy lùi. 

Thứ ba là cần kết hợp nhiều phương án khác nhau như ngoài việc yêu cầu mọi người ở nhà, hãy thực hiện các lệnh cấm tụ tập, biện pháp đó thật sự phải cứng rắn.

Một cuộc nghiên cứu khác năm 2007 trên tạp chí PNAS cũng đồng tình với điều này. Các chuyên gia cho rằng nó sẽ giảm thiểu đáng kể ca tử vong. 

2. Nới lỏng cách ly xã hội sớm có thể làm tăng các ca bệnh 

Theo báo cáo thì năm 1918, khi dịch cúm hoành hành, một số thành phố thấy các ca mắc cúm giảm đã rút lệnh ngăn cấm, hạn chế cách ly xã hội và các ca mắc cúm lại tăng trở lại. 

  Giảm hạn chế sớm sẽ làm tăng các ca bệnh

Giảm hạn chế sớm sẽ làm tăng các ca bệnh

Khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã thấy rằng các thành phố không xuất hiện làn sóng bệnh thứ hai khi các biện pháp hạn chế được duy trì. Nó chỉ xảy ra khi các lệnh cấm được nới lỏng. 

Bài học ở đây là việc giãn cách xã hội có thể phải thực hiện hàng tháng trời, không vội vàng vui mừng khi các ca nhiễm giảm mà hạ lệnh giãn cách xã hội. 

3. Cần cho mọi người thấy được tác động thực sự của dịch bệnh đối với cộng đồng 

Không ít người cho rằng cách ly xã hội không thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng. Nhưng mọi người đã làm điều đó trong dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. 

  Thấy được tác động của dịch bệnh, mọi người mới thực hiện các biện pháp một cách nghiêm túc

Thấy được tác động của dịch bệnh, mọi người mới thực hiện các biện pháp một cách nghiêm túc

Chuyên gia cho rằng mọi người đã quen với các dịch bệnh như dịch bại liệt năm 1916, rồi ho gà, thủy đậu, sởi... Các loại dịch bệnh lây lan đã thực sự gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta và họ hiểu được việc cách ly có ý nghĩa như thế nào.

Với dịch bệnh COVID-19, nếu mọi người thấy được tác động của nó trong cộng đồng thế nào, họ sẽ thực hiện nghiêm túc hơn việc cách ly. 

4. Bài học về lãnh đạo

Một bài học quý chúng ta có thể học được từ việc cách ly xã hội từ năm 1918 đó là sự đoàn kết trong lãnh đạo. Một số thành phố năm 1918 có những nhà lãnh đạo tài ba, tâm huyết. Họ kết hợp tốt với các trường học, cảnh sát. Nhưng một số nơi thì tình hình thật tệ.

Ví dụ như ở Pennsylvania, thị trưởng Philadelphia và Pittsburgh bất đồng với thống đốc, sau đó là thống đốc lại không đồng tính với ý kiến các ủy viên khác trong ngành y tế. 

Céline Gounder, một chuyên gia tại trường Đại học New York, Mỹ cho biết các nước cần có những nhà lãnh đạo hàng đầu, mạnh mẽ, tài ba, có tâm. 

Không những thế, việc các bang, các nước trên toàn thế giới đoàn kết để chống dịch cũng là điều chúng ta cũng nên làm khi chống lại dịch bệnh COVID-19. 

5. Chúng ta có điều kiện tốt hơn để chống dịch 

  Chống dịch COVID-19, chúng ta có nhiều điều kiện tốt hơn thế kỷ XX

Chống dịch COVID-19, chúng ta có nhiều điều kiện tốt hơn thế kỷ XX

Có thể thấy rằng hiện nay chúng ta có nhiều điều kiện tốt hơn để chống lại dịch bệnh. Các nước đều có máy bay thương mại, có Internet, điện thoại thông minh. Hệ thống y tế cũng hiện đại hơn và nhiều loại vắc xin trị bệnh cũng đã được phát hiện. 

Theo chuyên gia, những bệnh nhân dễ mắc COVID-19 mắc bệnh lý nền như ung thư, tiểu đường, HIV sẽ không thể sống sót vào năm 1918. 

Không chỉ có hệ thống y tế hiện đại, các nhân viên y tế cũng được nâng cao tay nghề. Năm 1918, bác sĩ cũng được cấp bằng hẳn hoi nhưng không được như bây giờ. Mọi  người lúc ấy thậm chí không biết bệnh cúm là do virus gây ra cho đến năm 1940. 

(Theo Vox)

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO