Báo Điện tử Gia đình Mới

5 tác động tới sức khỏe của bệnh nha chu mà bạn ước gì mình biết sớm hơn

Bệnh nha chu không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống, nó còn gây ra những nguy cơ về sức khỏe. Đó là những nguy cơ gì và vệ sinh răng miệng như thế nào đúng cách nhất?

  Bệnh nha chu: 5 Nguy cơ về sức khỏe và cách vệ sinh răng miệng đúng cách nhất (Ảnh minh họa)

Bệnh nha chu: 5 Nguy cơ về sức khỏe và cách vệ sinh răng miệng đúng cách nhất (Ảnh minh họa)

Bệnh Nha chu là gì?

Bệnh nha chu (Periodontitis) là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng.

I. Nguy cơ về sức khỏe từ bệnh nha chu

1. Làm tổn thương tim

Những ai hay bị mắc bệnh nha chu thường có nguy cơ bị bệnh mạch vành gấp đôi so với những người khỏe mạnh.

Các nhà khoa học cho rằng, có vẻ như các vi khuẩn có hại từ miệng xâm nhập vào dòng máu và mang theo các mảng bám chứa chất béo vào các mạch máu. Nó sẽ gây viêm, cục máu đông gây ra cơn đau tim.

2. Ảnh hưởng đến trí nhớ 

5 tác động tới sức khỏe của bệnh nha chu mà bạn ước gì mình biết sớm hơn 1

Một vài cuộc nghiên cứu có đưa ra sự liên quan giữa thói quen vệ sinh răng miệng kém và nguy cơ mắc chứng mất trí.

Một cuộc nghiên cứu đã theo dõi khoảng 118 nữ tu sĩ từ 75 - 98 tuổi và họ phát hiện ra rằng những người có ít răng hơn dường như phải đối mặt với chứng mất trí cao hơn. 

Các chuyên cho cho rằng vi khuẩn trong miệng có thể lan sang não qua các dây thần kinh sọ nối với cằm hoặc qua dòng máu. Nó có thể gây ra các mảm bám liên quan đến bệnh Alzheimer's.

3. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

  Phụ nữ bị bệnh nha chu khó thụ thai hơn những người có hàm răng khỏe mạnh (Ảnh minh họa)

Phụ nữ bị bệnh nha chu khó thụ thai hơn những người có hàm răng khỏe mạnh (Ảnh minh họa)

Phụ nữ ở độ tuổi sinh nở mắc bệnh nha chu có thể gặp khó khăn khi có ý định mang thai. Các nhà khoa học tại miền Tây Australia cho biết với thời gian để mang thai bình thường là 7 tháng, những phụ nữ vệ sinh răng miệng kém có thể phải mất thời gian lâu hơn khoảng 2 tháng để thụ thai. 

Một cuộc nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai mắc bệnh răng miệng có thể có nguy cơ cao sinh non. 

4. Gây ra các vấn đề hô hấp

  Bệnh nha chu có thể làm tăng nguy cơ bị phổi tắc nghẽn mãn tính (Ảnh minh họa)

Bệnh nha chu có thể làm tăng nguy cơ bị phổi tắc nghẽn mãn tính (Ảnh minh họa)

Bệnh nha chu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và viêm phổi. Việc nhiễm trùng có thể do các vi khuẩn từ miệng, khi phổi hít vào và nó đi qua đường thở và gây viêm. 

5. Ảnh hưởng đường huyết 

  Bệnh nha chu ảnh hưởng nặng nề tới bệnh nhân tiểu đường (Ảnh minh họa)

Bệnh nha chu ảnh hưởng nặng nề tới bệnh nhân tiểu đường (Ảnh minh họa)

Bệnh nhân tiểu đường thường bị bệnh về răng miệng hơn. 

Đó có thể là do bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn và bệnh nha chu có thể khiến bệnh nhân bị tiểu đường khó kiểm soát đường huyết và việc điều trị giảm các triệu chứng bệnh cũng khó khăn hơn.

II. Vệ sinh răng miệng như thế nào đúng cách?

Các chuyên gia cho rằng, một hàm răng khỏe mạnh sẽ không bị chảy máu, không đau và lưỡi nhẵn. Ngoài ra, hơi thở của những người khỏe mạnh cũng thơm tho hơn. 

Tuy nhiên, một trong những yếu tố gây ra bệnh nha chu đó là vệ sinh răng miệng không đúng cách. Vậy làm sao để phòng tránh bệnh hiệu quả?

1. Làm sạch răng

  Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày để giảm nguy cơ bị bệnh nha chu (Ảnh minh họa)

Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày để giảm nguy cơ bị bệnh nha chu (Ảnh minh họa)

Theo giáo sư Marjorie Jeffcoat trường đại học Pennsylvania, nếu đánh răng hai lần mỗi ngày, bạn sẽ giảm nguy cơ bị bệnh nha chu lên đến 60%. 

Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng bạn nên sử dụng nước súc miệng khoảng 30 giây để phòng chống các mảng bám và viêm lợi.

2. Sử dụng chỉ nha khoa và bàn chải đánh răng

  Nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm và thay bàn chải 3 tháng 1 lần (Ảnh minh họa)

Nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm và thay bàn chải 3 tháng 1 lần (Ảnh minh họa)

Chúng ta có thể sử dụng chỉ nha khoa trước khi đánh răng. Bởi vì nó có thể làm sạch các thức ăn dính ở răng và phòng chống vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. 

Ngoài ra, sử dụng bàn chải đánh răng mềm cũng giúp răng đỡ bị tổn thương và nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần là tốt nhất.

3. Thời gian đánh răng

Chúng ta nên đánh răng khoảng 2 phút để bảo đảm được răng miệng sạch sẽ. Không chỉ người lớn, trẻ em cũng cần đánh răng đủ 2 phút để phòng tránh bệnh nha chu.

(Theo ABC News)

Xem thêm Clip: 6 cách để làm sạch mảng bám răng ố vàng

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO