Báo Điện tử Gia đình Mới

5 thời điểm bạn không nên nói xin lỗi

Khi làm sai, chúng ta nên xin lỗi. Nhưng nếu để câu xin lỗi trở thành câu cửa miệng, bạn có thể gây tổn hại chính mình. Hơn thế, những lời xin lỗi suông cũng không có tác dụng xoa dịu thực sự.

Dưới đây là 5 thời điểm bạn không nên nói xin lỗi.

Khi bạn không làm gì sai

  (Ảnh: wikiHow)

(Ảnh: wikiHow)

Đã bao nhiêu lần bạn nói xin lỗi với người khác mặc dù bạn là người bị va phải? 

Lời xin lỗi có hàm ý phục tùng, do đó nói xin lỗi khi bạn không làm gì sai có thể tổn hại sự tự trọng của bạn, khiến bạn có vẻ dễ bị tác động, dễ bị bắt nạt trong mắt người khác.

Lần sau, nếu bạn bị ai đó phạm lỗi, hãy nhìn họ và chờ đợi một lời xin lỗi từ đối phương.

Bạn sẽ xây dựng sự mạnh mẽ và tự tin khi dám đứng lên vì chính mình. Nó sẽ ảnh hưởng cách người khác đối xử với bạn.

Khi bạn đang thuyết trình

Bạn đã nghiên cứu kỹ càng, sắp xếp bài thuyết trình một cách chuyên nghiệp và thực hành hàng trăm lần trước gương, trước bạn cùng phòng hay phụ huynh.

Vậy thì tại sao bạn lại nói xin lỗi khi bắt đầu bài thuyết trình của mình? Đây là một sai lầm mà nhiều người trẻ thường mắc phải do thiếu tự tin khi phải phát biểu trước đám đông.

Đó là bởi bạn kỳ vọng quá nhiều ở bản thân. Bạn hy vọng mình sẽ khiến người nghe bất ngờ, tạo sự bùng nổ, thay vì thuyết trình một cách bình thường và tẻ nhạt.

Tuy nhiên việc xin lỗi sẽ cho thấy bạn xấu hổ với công việc bạn làm, với chính bạn, không cảm thấy mình đủ thẩm quyền để phát biểu.

Nó không chỉ khiến bạn đánh mất uy tín đối với người nghe mà còn đối với chính bạn. Nó sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong toàn bộ bài thuyết trình.

Hãy bắt đầu bằng cách đứng thẳng lưng, mắt nhìn thẳng về người nghe, thuyết trình với vẻ tự tin để chiếm được sự tín nhiệm của mọi người, bạn sẽ nhận được phản hồi tích cực.

Khi bạn đã xin lỗi nhiều lần trước đó

  (Ảnh: wikiHow)

(Ảnh: wikiHow)

Nói xin lỗi nhưng vẫn không ngừng lặp đi lặp lại một sai lầm để rồi tiếp tục xin lỗi... sẽ khiến bạn đánh mất uy tín.

Cách chân thành nhất để thể hiện rằng bạn đã biết lỗi là hứa sẽ làm tốt hơn trong tương lai, và bạn nhất định phải làm theo lời hứa.

Sau khi xây dựng lại niềm tin của mọi người với bạn, lời xin lỗi của bạn sẽ có giá trị hơn.

Khi bạn đang chia sẻ quan điểm

Có thể bạn cảm thấy cách nói "Tôi xin lỗi, nhưng tôi không đồng ý phạt trẻ bằng đòn roi" là cách phản biện lịch sự và bớt gay gắt hơn. 

Tuy nhiên thực tế cách nói này gây khó chịu hơn cả việc bạn chỉ đơn giản nói sự thật "Chúng tôi không dùng đòn roi".

Cách nói này sẽ bớt mang tính tranh cãi hơn vì bạn không xin lỗi khi có quan điểm trái chiều. Nó ngụ ý rằng lập trường khác biệt về đòn roi chẳng có gì sai.

Nếu bạn nói "Tôi xin lỗi", bản thân câu nói đã ngụ ý rằng việc phản đối là không tốt.

Khi bạn cố gắng thu hút sự chú ý của ai đó

  (Ảnh: wikiHow)

(Ảnh: wikiHow)

Hãy tưởng tượng, bạn là một cô gái xinh đẹp đang ngồi trong một quán bar.

Một người đàn ông nói "Xin lỗi, nhưng tôi không thể ngừng chú ý đến bạn..." còn một người khác nói "Xin chào, tôi là Nam" và nở nụ cười tự tin. Bạn sẽ ấn tượng với anh chàng nào hơn?

Bắt chuyện bằng một câu xin lỗi rõ ràng là cách bạn đang tự hạ thấp chính mình và ngụ ý rằng sự chú ý của bạn là điều gì đó gây khó chịu, không thoải mái.

Hãy bỏ đi lời xin lỗi không cần thiết và bạn sẽ tự tin lên gấp chục lần.

(Theo IHT)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO