Báo Điện tử Gia đình Mới

Bác sĩ chuyên khoa phổi khuyến cáo lý do nên ngủ trước 23 giờ

PGS.TS Vũ Xuân Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương khuyến cáo về thời gian mà người lớn cũng như trẻ em cần đi ngủ để đảm bảo sức khoẻ, tránh bệnh tật.

Giờ đi ngủ tốt nhất

Theo PGS.TS Vũ Xuân Phú, việc đi ngủ trước 23 giờ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phổi, cơ quan hô hấp của cơ thể. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khoảng thời gian từ 23 giờ đến 5 giờ sáng là lúc phổi hoạt động mạnh nhất. Đồng thời, quãng thời gian này cũng là thời điểm các độc tố trong cơ thể được loại bỏ hiệu quả nhất thông qua 2 lá phổi.

Sau 23 giờ vẫn chưa đi ngủ thì sẽ làm cho cơ thể thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến mệt mỏi, nguy cơ làm ảnh hưởng một số cơ quan trên cơ thể

Sau 23 giờ vẫn chưa đi ngủ thì sẽ làm cho cơ thể thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến mệt mỏi, nguy cơ làm ảnh hưởng một số cơ quan trên cơ thể

Hơn nữa, hầu hết các hoạt động tự phục hồi cơ thể thực hiện trước 3 giờ sáng. Do vậy, thời gian quan trọng nhất để cơ thể ngủ hoàn toàn là từ 23 giờ đến 3 giờ sáng. Đây là thời điểm quan trọng nhất để ngủ và giấc ngủ phải đảm bảo chất lượng.

Nếu sau 23 giờ vẫn chưa đi ngủ thì sẽ làm cho cơ thể thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến nguy cơ làm ảnh hưởng một số cơ quan trên cơ thể. Và dù ngày hôm sau có ngủ bù nhiều bao nhiêu thì khả năng tái tạo sức khỏe cũng không trở về được trạng thái ban đầu.

Đó cũng là lý do mà nhiều người thay đổi nhịp sinh học vào cuối tuần, đi ngủ muộn hơn và dậy cũng muộn hơn, thời gian ngủ dài hơn nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi vào mỗi sáng thứ 2.

Tác hại của việc thức khuya

Theo PGS.TS Vũ Xuân Phú, dù là nguyên nhân gì, việc thức quá khuya cũng sẽ trực tiếp gây ra những xáo trộn trong “lịch” làm việc và tái tạo năng lượng của cơ thể, từ đó gây ra những nguy hại cho sức khỏe.

Thường xuyên ngủ muộn sau 23 giờ sẽ gây hại cho da, cơ thể tích tụ mỡ dẫn đến thừa cân, béo phì

Thường xuyên ngủ muộn sau 23 giờ sẽ gây hại cho da, cơ thể tích tụ mỡ dẫn đến thừa cân, béo phì

Trong đó, những nguy hại có thể nhìn thấy ngay từ việc thức khuya, thiếu ngủ như:

- Tổn thương da: Khi thức đêm, các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện để làm việc, gây ra rối loạn hệ thần kinh, từ đó sẽ làm cho da khô, tính linh hoạt kém, màu da xỉn dần, thâm sạm, mụn trứng cá, tàn nhang, các vết nhăn.

- Thừa cân và béo phì: Khi ngủ, cơ thể sẽ phân giải một chất giúp cơ thể gầy đi hoặc hao phí bớt. Nhưng nếu không ngủ, ngủ ít cơ thể sẽ không có cơ hội tự gầy đi, lâu ngày sinh ra tích tụ mỡ, khiến cơ thể tăng cân, béo phì, không thể đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể.

- Giảm trí nhớ: Thức khuya sẽ làm hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể vẫn duy trì trạng thái hưng phấn, hứng khởi, đến ngày hôm sau cơ thể sẽ rơi vào trạng thái làm việc quá sức, cạn kiệt. Và lúc này, những người thức khuya, thiếu ngủ sẽ có cảm giác chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung. Nguy hiểm hơn là một thời gian dài thức đêm sẽ gây ra suy nhược thần kinh, mất ngủ, các triệu chứng bất lợi khác cũng sẽ xuất hiện sau đó.

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: Thức đêm quá khuya khiến cho nội tạng bị chệch khỏi lịch sinh hoạt bình thường, nhịp tim không được điều chỉnh kịp thời. Hơn nữa, khi thần kinh căng thẳng do thiếu ngủ dễ dẫn đến cáu gắt, tim đập nhanh, tăng huyết áp,…

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa: Thức quá khuya sẽ làm quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ dày bị đình trệ, làm lưu lại thức ăn quá lâu trong dạ dày, thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày bất thường, gây kích ứng dạ dày và dẫn đến viêm loét.

Ngoài ra, khoảng thời gian từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là thời gian cao điểm để gan làm việc, bài tiết độc tố. Nếu trong giai đoạn này cơ thể không ở trong trạng thái ngủ sâu giấc thì gan sẽ không đủ điều kiện tốt để làm việc và sẽ gây lại cho các bộ phận khác của cơ thể. 

Linh Nhi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO