Báo Điện tử Gia đình Mới

Bất cẩn sinh hoạt, bé trai 2 tuổi bị bỏng nước sôi làm da khắp người rộp tróc

Ngày 01/11/2017, Khoa Khám bệnh Cấp cứu lưu- Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bé Nguyễn Thành T. (02 tuổi, trú huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh) vào viện trong tình trạng bị bỏng nước sôi, toàn bộ da trước ngực, bụng, hai tay và đùi trái bị bỏng rộp tróc.

Bác sĩ tiến hành cắt lọc, loại bỏ dị vật vảy da, vảy tiết trên cơ thể, vệ sinh diện bỏng, tiến hành băng toàn bộ diện bỏng cho bé

Bác sĩ tiến hành cắt lọc, loại bỏ dị vật vảy da, vảy tiết trên cơ thể, vệ sinh diện bỏng, tiến hành băng toàn bộ diện bỏng cho bé

Sau khi sơ cứu tại tuyến dưới, bé Nguyễn Thành T. được chuyển thẳng lên Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh cấp cứu. Nguyên nhân do bất cẩn trong sinh hoạt gia đình. 

Tại đây ghi nhận trẻ bị bỏng nặng độ I,II, diện bỏng rộng 36% vùng ngực, bụng, 2 tay và đùi, tiên lượng bệnh nhân nặng. Bé được chuyển thẳng lên phòng mổ cấp cứu.

Kíp thủ thuật diễn ra trong khoảng gần 1 giờ đồng hồ. Tại đây các bác sĩ tiến hành cắt lọc, loại bỏ dị vật vảy da, vảy tiết trên cơ thể, vệ sinh diện bỏng, tiến hành băng toàn bộ diện bỏng cho bé.

Hiện tại sức khỏe toàn trạng bệnh nhân ổn định, đang được theo dõi và chăm sóc đặc biệt tại Khoa Gây mê hồi tỉnh bệnh viện.

Kíp thủ thuật do Bs Trịnh Trương Tuyên, Bs Hoàng Văn Quỳnh, Bs Nguyễn Thành Công, ĐD Vũ Thị Dung thực hiện.

Bác sĩ Trịnh Trương Tuyên, người đã tiến hành điều trị cho bé T. cho biết: Trường hợp cháu Nguyễn Thành T.(02 tuổi) khi bị bỏng được người nhà chuyển viện sơ cứu đúng cách, đưa tới bệnh viện kịp thời.

Nhiều trẻ không được sơ cứu kịp thời, không được đưa đến cơ sở y tế chữa trị kịp thời sẽ có thể dẫn vết thương nhiễm trùng, lâu lành, thành thương tật vĩnh viễn cho các bé.

Tuyệt đối không cho trẻ xuống khu vực bếp nấu ăn vì lửa và thức ăn nóng luôn là hiểm họa khôn lường đối với trẻ

Tuyệt đối không cho trẻ xuống khu vực bếp nấu ăn vì lửa và thức ăn nóng luôn là hiểm họa khôn lường đối với trẻ

Bác sĩ Tuyên cũng đưa ra lời khuyến cáo, các bậc phụ huynh phải tuyệt đối thận trong khi chăm sóc trẻ; không treo hoặc để bất kỳ vật dụng nào phía trên vị trí đặt nôi hoặc giường cho bé nằm; không để phích nước sôi, ổ cắm điện trong tầm tay của trẻ.

Với những bé đã biết đi, tuyệt đối không cho xuống khu vực bếp nấu ăn vì lửa và thức ăn nóng luôn là hiểm họa khôn lường đối với trẻ.

Khi trẻ chẳng may bị bỏng, hãy bình tĩnh nhanh chóng đưa bé đến ngay vòi nước trong nhà xối rửa nhiều nước (không xối nước đá hoặc nước lạnh) nhằm làm cho da bớt nóng, bớt bị mất nước và sẽ bớt đau, sẽ giảm diện tích da bị thương và giảm độ nặng của tổn thương bỏng.

Sau đó tuỳ tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần bệnh viện hay ở xa bệnh viện để đưa các bé đến khám cho bác sĩ đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp.

Linh Nhi/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO