Báo Điện tử Gia đình Mới

Bé gái 4 tuổi bị bút bi đâm xuyên thấu ngực do vấp ngã

Đột ngột vấp ngã khi cầm bút chơi, bé T. (4 tuổi, ở tỉnh Long An) bị bút bi đâm xuyên ngực.

Bé T. bị bút bi đâm xuyên thấu ngực do vấp ngã khi đang cầm bút bi chơi

Bé T. bị bút bi đâm xuyên thấu ngực do vấp ngã khi đang cầm bút bi chơi

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố vừa thực hiện phẫu thuật thành công lấy cây bút bi khỏi ngực bé T. (4 tuổi, ở tỉnh Long An).

Theo người nhà bé kể lại, lúc 18 giờ ngày 18/5, bé T. đòi bố cho bút bi chơi, sau đó chạy bị ngã bị bút đâm thấu ngực phải rách màng phổi vào tận trung thất thủng tĩnh mạch chủ trên.

Bệnh nhi được đưa đến Bệnh viện đia phương cấp cứu trong tình trạng khó thở, có dấu hiệu lơ mơ. Sau đó bé được chuyển ngay lên Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Các bác sĩ nhanh chóng đã chụp X-quang, CT, kết quả cho thấy cây bút đâm gần lút cán, rách màng phổi, mũi bút nằm ngay giữa trung thất ở trung tâm lồng ngực, vừa xuyên thủng tĩnh mạch chủ trên, nhưng may mắn chưa gây vỡ tĩnh mạch chủ.

Ngay lập tức, bệnh nhi đã được mổ cấp cứu, lấy cây bút ra an toàn. Hiện bé đã qua cơn nguy kịch, đang được điều trị và theo dõi sát tình trạng hậu phẫu tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc.

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố thực hiện phẫu thuật lấy cây bút bi khỏi ngực bé T.

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố thực hiện phẫu thuật lấy cây bút bi khỏi ngực bé T.

Các bác sĩ nhi khuyến cáo, trẻ nhỏ thường hay tò mò, bất cẩn và thường hành động bất ngờ, nên thường bị các tai nạn do vật nhọn đâm phải, như bị bút, dao, kéo, đũa, nĩa… đâm vào mũi, họng, thành ngực. Phụ huynh không nên mất bình tĩnh rút vội vật nhọn ra, gây mất máu dẫn tới tử vong, mà phải chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Để phòng ngừa tổn thương cho trẻ khi vui chơi trẻ thì ý thức của người lớn trong việc chăm sóc, dạy dỗ, lựa chọn đồ chơi trẻ đóng vai trò quan trọng.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng, đồ chơi an toàn đối với trẻ được hiểu là đồ mà trẻ chơi sẽ không gây đau đớn cho trẻ, không cháy nổ, đồ chơi không có hóa chất độc hại để không gây tổn thương cho trẻ khi chơi…

Đặc biệt, người lớn phải luôn nhớ rằng, trẻ nhỏ thường thích ngậm đồ chơi vào miệng, thích chạy nhảy nên khi chọn đồ chơi không được chọn đồ sắc nhọn, không chọn vật nhỏ tròn để trẻ không thể nhét vào miệng, mũi, tai gây hóc, tắc dị vật khi chơi đồ chơi.

Cũng không nên cho trẻ chơi những đồ chơi để trẻ phải căng mắt ra để nhìn, vì sẽ gây ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Hay những đồ chơi có mùi vị không thích hợp cũng sẽ ảnh hưởng đến khứu giác của trẻ. Đồ chơi phát ra tiếng ồn lớn cũng làm ảnh hưởng thính giác trẻ.

Do đó, phải chọn lựa những đồ chơi an toàn, thích hợp, tốt đẹp đối với từng lứa tuổi của trẻ. Cha mẹ cũng cần phải chú ý quan sát khi con chơi đùa. Khi chẳng may xảy ra tai nạn, người lớn cần biết cách sơ cứu hợp lý và đưa trẻ đến cơ sở y tế để không làm tình trạng của trẻ thêm nặng hơn.

L.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO