Báo Điện tử Gia đình Mới

Bé trai 4 tháng nhiễm tụ cầu bị loét da mặt vì mẹ đắp thuốc lá theo dân gian

Thấy con có biểu hiện viêm loát kèm bong tróc da quanh miệng và mặt, mẹ của bé đã đắp lá theo dân gian để chữa trị cho con và dẫn đến con bị loét da mặt, sốt cao phải vào viện.

Thông tin từ BV Sản Nhi Nghệ An cho hay, đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi N.T.K. (4 tháng tuổi), trú tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Bé K. nhập viện với biểu hiện sốt cao, bong loét da.

Theo người nhà, trước đó khoảng 10 ngày, mẹ của K.  thấy con có biểu hiện viêm loét kèm bong tróc da quanh miệng và mắt.

Bé được mẹ cho tắm nước lá, đắp thuốc theo kinh nghiệm dân gian (không rõ loại) để chữa bệnh, nhưng tình trạng bong loét ngày càng nặng, ăn bú kém, quấy khóc nhiều, sốt cao nên gia đình đã đưa cháu vào bệnh viện điều trị.

Tại bệnh viện, sau khi thăm khám, các bác sĩ đã kết luận bé bị hội chứng bong vảy da do tụ cầu (Staphylococcal Scalded Skin Syndrome - SSSS - hay còn gọi là hội chứng 4S) và được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu.

Sau 5 ngày điều trị, tình trạng của trẻ ổn định, không còn sốt, không bong tróc hay trợt loét thêm. Hiện tại trẻ ăn bú tốt, không quấy khóc.

  Bé trai 4 tháng nhiễm tụ cầu bị loét da mặt vì mẹ đắp thuốc lá theo dân gian

Bé trai 4 tháng nhiễm tụ cầu bị loét da mặt vì mẹ đắp thuốc lá theo dân gian

Theo các bác sĩ, hội chứng bong vảy da do tụ cầu hay gặp ở trẻ nhỏ do độc tố của tụ cầu vàng gây ra và có thể gây thành dịch.

Khi chẳng may bị bệnh trẻ thường có các biểu hiện:

- Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em. Có thể xuất hiện trên người lớn, nhất là người bệnh bị suy thận hoặc suy giảm miễn dịch.

- Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng ban đầu có thể có biểu hiện là thương tổn chốc hoặc nhọt.

- Khởi phát: sốt cao, mệt mỏi, khó chịu, kích thích, đau họng và đau rát da. Sau đó, xuất hiện ban màu hồng nhạt, thường ở các hốc tự nhiên (quanh mắt, quanh miệng, hậu môn) hay ở các nếp gấp (vành tai, bẹn, nách).

- Sau 1-2 ngày, các bọng nước nông, nhanh chóng vỡ tạo thành lớp vảy da mỏng, nhăn nheo như giấy cuốn thuốc lá khiến trẻ đau đớn, kích thích, quấy khóc, không ăn, không bú được.

- Có thể xuất hiện viêm kết mạc. 

Đặc biệt, bệnh dễ chẩn đoán nhầm, cùng với những quan điểm sai lầm của một số phụ huynh cho rằng, cứ có biểu hiện bất thường ở da là chỉ cần tắm nước lá, đắp thuốc lá sẽ khỏi nên làm cho bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn, đưa đến những hệ luỵ không mong muốn.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ, khi con chẳng may mắc bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO