Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bệnh Trĩ ngoại: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh trĩ ngoại khá dễ để nhận biết so với bệnh trĩ nội. Bệnh trĩ ngoại để lâu ngày gây khó chịu cho người bệnh trong mọi sinh hoạt, dễ viêm nhiễm, biến chứng. Đặc biêt dễ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

Thế nào được coi là trĩ ngoại?

Thường là những búi trĩ xuất phát bên dưới đường lược, dưới da vùng hậu môn. Các búi trĩ xung quanh hậu môn, thường gây ngứa đau, có thể chảy máu. Đôi khi máu ứ đọng lại bên trong búi trĩ gây nên cục máu đông (huyết khối) khiến các búi trĩ sưng, viêm, đau dữ dội. Khi các cục máu đông biến mất để lại lớp da thừa gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng quanh hậu môn.

  Hình mô tả trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp

Hình mô tả trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp

 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ trong đó có trĩ ngoi:

Theo y học hiện đại có một số nguyên nhân cơ bản sau:

  • Nguyên nhân cơ học:

- Bệnh xơ gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm ứ trệ ở xoang của đám rối làm cản trở máu về tĩnh mạch cửa, máu phải về tĩnh mạch chủ dưới lâu ngày gây trĩ

- Khối u, ổ bụng có thai làm cản trở máu về tĩnh mạch chủ dưới, máu ứ lâu ngày gây dãn xoang tạo nên búi trĩ

- Táo bón lâu ngày phải rặn nhiều, phân táo làm cản trở tuần hoàn ở các đám rối dưới niêm mạc gây nên trĩ

  • Nguyên nhân viêm nhiễm: thường xảy ra sau thời gian viêm đại tràng, kiết lỵ… Viêm làm tổn thương mô dưới niêm mạc, làm tổn thương mạch máu dẫn đến đại tiện ra máu, tạo thành búi trĩ lòi ra hậu môn
  • Nguyên nhân thường gặp: Do mô liên kết dưới niêm mạc trực tràng hậu môn yếu, tổ chức lỏng lẻo do đó sa xuống kèm theo sa niêm mạc Hoặc do cơ nâng hậu môn, cơ thắt hậu môn làm cản trở tuần hoàn vùng hậu môn gây dãn tĩnh mạch tạo thành các búi trĩ.
  Hình mô tả đám rối trĩ nội và đám rối trĩ ngoại

Hình mô tả đám rối trĩ nội và đám rối trĩ ngoại

 

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại:

Bệnh trĩ ngoại có dấu hiệu ban đầu như trĩ nội và trĩ tổng hợp.

  • Đi ngoài ra máuĐi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi - là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh. Bệnh trĩ không phải luôn luôn đi ngoài ra máu. Nhiều người bị bệnh trĩ mà không có triệu chứng này. Vì vậy đây là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải đến bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
  • Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn.
  • Đau rát hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
  • Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Búi trĩ có thể tự động thụt lên hoặc phải dùng tay đẩy lên hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn. Trĩ sa trong tình trạng búi trĩ nhiều hoặc búi trĩ quá to khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng. Đặc biệt, nó khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.

Lưu ý:

-Trĩ ngoại không phân biệt cấp độ, độ trĩ chỉ áp dụng cho bệnh trĩ nội mà thôi. Chưa kể, trĩ ngoại rất dễ nhầm với bệnh trĩ nội dạng sa búi trĩ.

-Ngoài ra, khi đại tiện, việc chảy máu nhiều hay ít cũng không thể phản ánh chính xác việc bệnh trĩ của người bệnh nặng hay nhẹ.

 Điều trị bệnh trĩ ngoại hiện có 2 phương pháp:

  1. Điều trị bảo tồn: dùng thuốc hoặc thủ thuật nếu còn bé và ở giai đoạn mới và chưa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh.
  2. Điều trị không bảo tồn: Phẫu thuật/ thủ thuật cắt bỏ búi trĩ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

 Y học hiện đại có các phương pháp điều trị như: uống thuốc, đặt thuốc tại chỗ, tiêm xơ, đốt điện, đông lạnh, thắt trĩ… và mổ trĩ.

Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ: Căn cứ vào nguyên nhân, hình thái bệnh trĩ mà có phương pháp điều trị cho phù hợp. Tuy nhiên, đa phần các các trĩ ngoại  thường được chỉ định can thiệp phẫu thuật thì mới giải quyết được tương đối triệt để bệnh, tránh nguy cơ tái phát bệnh.

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO