Báo Điện tử Gia đình Mới

Bí quyết trả lời câu hỏi ‘Tại sao bạn muốn thay đổi công việc’ khi đi phỏng vấn xin việc

Khi đi phỏng vấn xin việc, nhiều công ty tuyển dụng sẽ hỏi “Tại sao bạn thay đổi công việc?”. Vậy làm sao để trả lời câu hỏi một cách trôi chảy trong cuộc phỏng vấn đó?

Để có thể trả lời câu hỏi khó nhằn này, chúng ta hãy xem xét hai trường hợp.

Trường hợp thứ nhất: Bạn đang tìm việc mới vì không thích công việc hiện tại (vì không thích môi trường làm việc hoặc không thích sếp cũ).

Theo Lori Rassas, tác giả cuốn Employment Law: A Guide to Hiring, Managing, and Firing for Employers and Employees (Luật Việc làm: Hướng dẫn tuyển dụng, quản lý và sa thải cho chủ lao động và nhân viên), bạn có thể trả lời câu hỏi "Tại sao bạn muốn thay đổi công việc" bằng gợi ý sau: 

  • Bạn không tiếp tục làm việc nữa bởi vì những mục tiêu bạn đặt ra không phù hợp với công ty hoặc hướng đi của công ty thay đổi, không phù hợp với bạn nữa.
  • Tìm ra những điều mà công ty bạn đang phỏng vấn có thể đáp ứng với những giá trị bạn đặt ra cũng như kỹ năng, điểm mạnh của bạn và nói với họ về điều đó. 
  • Bạn hãy nói bạn có kỹ năng gì đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, nhưng đừng nói quá nhiều về điều đó.

Trường hợp thứ hai: Bạn muốn tìm cơ hội tốt hơn để phát triển sự nghiệp

  Bạn hãy cụ thể hơn kỹ năng bạn có và muốn phát triển thêm điều gì khi làm việc ở công ty mới

Bạn hãy cụ thể hơn kỹ năng bạn có và muốn phát triển thêm điều gì khi làm việc ở công ty mới

Khi trả lời câu hỏi tại sao bạn muốn thay đổi công việc, bạn trả lời rằng muốn tìm cơ hội tốt hơn là chưa đủ. Bạn cần cụ thể hơn tại sao công ty bạn đang phỏng vấn là nơi tốt nhất để bạn phát triển sự nghiệp của mình.

  • Bạn hãy cụ thể hơn kỹ năng bạn có và muốn phát triển thêm điều gì khi làm việc ở công ty mới. 
  • Tại sao công ty này lại là nơi tốt nhất để mình có thể nâng cao kỹ năng của bản thân.
  • Bạn nên tìm hiểu thật kỹ càng về công ty đó trước khi đi phỏng vấn. Ví dụ như công ty có các hoạt động làm việc theo nhóm, thường xuyên được gặp gỡ với khách hàng hoặc các dự án có thể giúp bạn phát triển được những kỹ năng mình đang có (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc với áp lực cao...).

Nhưng có thể một vài nhà tuyển dụng có thể không thích câu trả lời đó bởi vì họ tìm sự ổn định ở nhân viên. Họ có thể thấy được bạn quá tham vọng, thích nhảy việc và điều đó có thể gây phản ứng ngược lại. Vì thế, hãy nói vừa đủ mong muốn thật sự của bạn. 

Những điều lưu ý khi phỏng vấn xin việc

  Không nên nói xấu sếp, đồng nghiệp hay khách hàng khi đi phỏng vấn xin việc mới

Không nên nói xấu sếp, đồng nghiệp hay khách hàng khi đi phỏng vấn xin việc mới

Bạn nên tránh để cập một số vấn đề trong cuộc phỏng vấn:

  • Không nên nói tiêu cực về về sếp, đồng nghiệp hay khách hàng mà mình đang gặp. Điều đó sẽ gây ấn tượng xấu đối với nhà tuyển dụng hiện tại. 
  • Khi nói về lý do bên ngoài khiến bạn thay đổi công việc, nhấn mạnh rằng đó không phải là yếu tố chính. Ví dụ bạn đang chuyển đến thành phố khác ở và quyết định thay đổi công việc nhưng không nên cho rằng đó là yếu tố duy nhất mà hãy tìm một lý do khác chính đáng hơn. 
  • Tránh việc chia sẻ những thông tin về tài chính: Bạn không nên chia sẻ về hình ảnh thảm hại của công ty mình đang làm hoặc sếp đang gặp khó khăn như thế nào. Điều đó khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là một người không biết giữ bí mật và có thể có ấn tượng xấu. 

(Theo Huffpost/Balancecarreer)

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO