Báo Điện tử Gia đình Mới

Bình đẳng không có nghĩa là công bằng - Bài học cực đắt giá về xã hội của 1 giáo sư

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm bình đẳng và công bằng. Câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn thấm thía hơn về công bằng và bình đẳng trong xã hội.

Không biết bạn đã từng đọc câu chuyện dưới đây chưa - chuyện của vị giáo sư kinh tế chưa đánh trượt bất cứ một sinh viên nào nhưng đã từng cho cả một lớp bị trượt nhưng mang lại bài học xã hội cực kỳ đắt giá. Cụ thể, giáo sư này đã quyết định tổng hợp lại số điểm tất cả các sinh viên rồi chia đều, mỗi người đều nhận cùng một số điểm. Sau 4 lần như thế, kết quả đã khiến cả lớp phải ngỡ ngàng.

Đây chỉ là một câu chuyện sưu tầm được lan truyền trên mạng, nhưng bài học đắt giá mà nó mang lại khiến cộng đồng mạng chia sẻ câu chuyện này rất nhiều. 

Gia Đình Mới xin phép đăng tải lại câu chuyện để độc giả cùng suy ngẫm.

Bình đẳng không có nghĩa là công bằng - Bài học cực đắt giá về xã hội của 1 giáo sư 0

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo và đó là một cách cân bằng tuyệt vời.

Thế là vị giáo sư nói: "Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả."

Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng.

Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.

Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.

Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư đã nói với họ rằng: Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, kiểu gì thì kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế!

Cuối cùng ông tổng kết:

"Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi xã hội!".

"Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra."

(sưu tầm)

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO