Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Cách dùng kháng sinh đúng khi trẻ mắc các bệnh thường gặp, biết rồi mẹ đỡ lo hại con

Việc dùng nhiều kháng sinh ảnh hưởng không tốt đến cơ thể trẻ và còn gây nguy cơ kháng kháng sinh. Vậy khi nào cần dùng kháng sinh, khi nào không cần để hạn chế gây hại cho cơ thể trẻ?

Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định dùng kháng sinh điều trị cho con

Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định dùng kháng sinh điều trị cho con

Theo các chuyên gia y tế, việc dùng hay không dùng thuốc kháng sinh để điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của con. Sau đây là một số căn bệnh phổ biến trẻ hay mắc phải và hướng dẫn hữu ích về cách dùng kháng sinh.

1. Cảm lạnh thông thường: không cần kháng sinh

Cảm thường là căn bệnh không cần phải dùng thuốc kháng sinh. Sandra Arnold, Bác sĩ y khoa, giáo sư về nhi khoa thuộc Đại học Trung tâm khoa học sức khỏe Tennessee cho rằng: “Nếu như con bạn bị ốm và đỡ dần, dù rất chậm, thì bé không cần dùng kháng sinh”.

Không phải tất cả các trường hợp trẻ bị viêm xoang đều cần dùng kháng sinh

Không phải tất cả các trường hợp trẻ bị viêm xoang đều cần dùng kháng sinh

2. Nhiễm trùng xoang (Viêm xoang): triệu chứng nghiêm trọng mới dùng kháng sinh

Trẻ không cần uống kháng sinh khi mắc bệnh này, trừ khi các triệu chứng nghiêm trọng.

Trong hầu hết các trường hợp viêm xoang giảm xuống mà không cần điều trị, vì vậy bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên chờ đợi trong 7 ngày. Nếu như các triệu chứng (bao gồm chảy nước mũi xanh, nghẹt mũi, đau mặt, đau đầu và xoang) trở nên dữ dội, khi đó trẻ mới cần kê thuốc kháng sinh.

3. Viêm tai giữa: 80% ca bệnh tự khỏi không cần kháng sinh

Cha mẹ có thể ngạc nhiên khi biết rằng đa phần các trường hợp nhiễm trùng tai giữa không cần sử dụng thuốc kháng sinh. “Có tới 80% các ca bệnh này sẽ tự khỏi” – Bác sĩ Wilde, làm việc tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho hay.

Cũng theo Bác sĩ Wilde, khi trẻ bị viêm tai nên đợi từ 2-3 ngày, trong thời gian đó có thể dùng thuốc giảm đau cho trẻ, nếu trẻ không đỡ mới dùng kháng sinh

Với những trẻ có triệu chứng nghiêm trọng, có thể phải dùng thuốc kháng sinh đường uống ngay lập tức. Trong khi đó, những trẻ có triệu chứng nhẹ, ví dụ chỉ viêm ống tai ngoài thì có thể dùng kháng sinh nhỏ vào tai để điều trị. Thuốc kháng sinh đường nhỏ rõ ràng ít có khả năng dẫn đến kháng kháng sinh như thuốc kháng sinh đường uống.

Bác sĩ có thể khuyên cha mẹ nên theo dõi tình trạng của con trong vòng 2 - 3 ngày trước khi quyết định dùng kháng sinh

Bác sĩ có thể khuyên cha mẹ nên theo dõi tình trạng của con trong vòng 2 - 3 ngày trước khi quyết định dùng kháng sinh

4. Đau họng: chủ yếu không cần đến kháng sinh

Các trường hợp đau, viêm họng chủ yếu lại gây ra do virus – một vấn đề mà kháng sinh không giải quyết được.

Nếu như con bạn bị viêm đau họng do khuẩn liên cầu Streptococcus (khuẩn strep) thì việc dùng kháng sinh là bắt buộc.

Vì lý do trên, ngay khi bé bị đau họng, bác sĩ nhi thường thực hiện test nhanh để phát hiện khuẩn strep, làm xét nghiệm cổ họng – một xét nghiệm cần 1 đến 2 ngày để có kết quả.

5. Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc): đa số phải dùng kháng sinh dạng thuốc mỡ, thuốc nhỏ

Có lẽ các trường hợp mắc bệnh này phải dùng kháng sinh.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ có thể do virus, dị ứng với các chất gây kích ứng trong không khí gây ra.

Bởi vì đau mắt đỏ rất dễ lây và không có xét nghiệm nhanh để xác định chính xác nguyên nhân, các bác sĩ có xu hướng kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt. Cách đó có thể tăng tốc độ hồi phục, đồng thời không gây kháng kháng sinh.

6. Viêm phế quản: hiếm khi cần dùng kháng sinh

Hiếm khi cần dùng kháng sinh với bệnh viêm phế quản. Nếu như trẻ khỏe mạnh, bệnh này thường gây ra bởi tình trạng biến chứng từ cảm lạnh hay cảm cúm và hầu như không bao giờ do vi khuẩn.

Nếu bác sĩ nhi khoa nghi ngờ nguyên nhân viêm phế quản do vi khuẩn (như vi khuẩn  ho gà), họ sẽ xét nghiệm đờm. Nếu kết quả là dương tính với vi khuẩn, thì khi này trẻ mới cần dùng kháng sinh.

Để biết khi nào cần dùng kháng sinh, khi nào không cha mẹ nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ

Để biết khi nào cần dùng kháng sinh, khi nào không cha mẹ nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ

7. Viêm phổi: dùng kháng sinh hay không tùy vào triệu chứng

Việc có cần dùng kháng sinh hay không khi trẻ viêm phổi phụ thuộc vào triệu chứng của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm toàn diện để biết trẻ mắc viêm phổi do virus hay vi khuẩn. Nếu trẻ bị viêm do vi khuẩn thì cần dùng kháng sinh, nếu do virus thì không cần dùng kháng sinh.

Để không lạm dụng kháng sinh, đừng bỏ qua những lưu ý sau:

. Nếu bạn không hiểu rõ vì sao bác sĩ kê đơn kháng sinh, hãy hỏi kỹ để bác sĩ giải thích.

. Các kháng sinh phổ rộng (như amoxicillin, thường được chọn để trị bệnh viêm tai) có thể tăng nguy cơ kháng kháng sinh, thông qua việc diệt cả các khuẩn có lợi trong đường ruột. Vì vậy, bạn nên đề nghị bác sĩ kiểm tra xem có thể dùng 1 loại kháng sinh phổ hẹp (như penicillin) để thay thế mà vẫn đạt kết quả điều trị hay không.

. Một khi đã được bác sĩ kê đơn kháng sinh, hãy tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không uống dở chừng đơn thuốc, uống kháng sinh chưa hết liều đã dừng lại.

. Trẻ càng dùng kháng sinh thường xuyên thì càng có nguy cơ kháng kháng sinh.

. Những trẻ sử dụng kháng sinh phổ rộng (những loại kháng sinh tiêu diệt một loạt các chủng vi khuẩn) từ 4 lần trở lên trước khi 2 tuổi có nguy cơ béo phì vào lúc 5 tuổi cao hơn 16%.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO