Báo Điện tử Gia đình Mới

Cầm tấm bằng thạc sĩ trên tay, nghĩ đến người chồng chưa học hết cấp 3 tôi lại thấy chán

Ngay từ khi quen nhau, bố mẹ tôi đã phản đối vì tôi và anh chênh lệch về đủ thứ, thế nhưng vì yêu mà tôi đấu tranh đến cùng. Khi lấy nhau về có quá nhiều sự khác biệt khiến tôi cảm thấy vô cùng hối hận.

Tốt nghiệp đại học Kinh tế, ngoại hình xinh xắn ưa nhìn (theo đánh giá của nhiều người) nên bên cạnh tôi lúc nào cũng có không ít đàn ông theo đuổi.

Hầu hết họ đều là những người có điều kiện kinh tế, con nhà gia giáo nhưng chẳng hiểu sao tôi lại không động lòng với bất cứ một ai. Cho tới khi gặp anh, thì mọi chuyện bắt đầu thay đổi.

Anh hơn tôi 2 tuổi, là trai tỉnh lẻ, lên thành phố chạy xe ôm kiếm sống vài ba năm rồi. Mấy lần tôi bị hỏng xe mới gọi anh chở đi làm, nói chuyện dần dà quen thân, rồi thế nào tôi thấy có cảm tình với anh lắm.

Cầm tấm bằng thạc sĩ trên tay, nghĩ đến người chồng chưa học hết cấp 3 tôi lại thấy chán 0

Tôi thích sự cởi mở, chất phác, nói chuyện không vòng vò mà thẳng tuột của anh. Sau mấy tháng hẹn hò, tôi quyết định dẫn anh về ra mắt gia đình. Tất nhiên khi biết về lý lịch trích ngang của anh, bố mẹ tôi sốc nặng.

“Cái gì, con có sao không thế hả? Bố mẹ nuôi cho mày ăn học đoàng hoàng tử tế, để rồi mày đòi lấy cái thằng chưa học hết cấp 3 hả".

Ông bà ra sức căn cấm cản, không chỉ có bố mẹ, mà đám bạn bè đồng nghiệp cũng phân tích cho tôi rằng lấy chồng chênh lệch trình độ học vấn quá sau này khó sống với nhau.

Nhưng vì yêu tôi bỏ ngoài tai hết. Tôi nghĩ, học hành bằng cấp không nói lên được điều gì, cuộc sống hôn nhân quan trọng nhất là vợ chồng đồng thuận 1 lòng, cứ yêu thương chân thành là đủ.

Vậy là tôi đấu tranh đến cùng để bảo vệ cho được tình yêu đầu đời. Hiểu tính ương ngang của tôi, bố mẹ đành buông tay chấp nhận cho cuộc hôn nhân này.

Cầm tấm bằng thạc sĩ trên tay, nghĩ đến người chồng chưa học hết cấp 3 tôi lại thấy chán 1

Vậy nhưng khi chính thức về sống chung một nhà với anh tôi mới nhận ra, quả thật khoảng cách giữa tôi với anh là quá lớn mà dù tôi có cố thể nào cũng không thể hòa nhập được với lối sống, lối tư duy của anh.

Có lẽ vì chạy xe nhiều năm nên cách nói chuyện bỗ bã của anh đã ngấm vào máu, động mở miệng là anh đệm mẹ đệm cha nghe rất khó chịu (lúc yêu vì giữ ý lấy điểm trong mắt tôi nên anh ít khi ăn nói suồng sã như thế), nhiều lúc tôi nghe chướng tai quá mới nhắc khéo thì anh bảo:

“Ui dào, sao em cứ bắt bẻ từng tí thế".

Cũng chính vì thế mà không biết bao lần anh cho tôi muối mặt với bạn bè. Đám bạn tôi toàn dân công sở văn phòng, họ ăn nói khiêm nhường, nhã nhặn. Vậy mà gặp người ta anh cứ trợn mắt trợn mũi nói oang oang, 10 câu tới 9 câu đệm đéo lắt, mẹ cha văng loạn lên. Sau tôi ngại quá chẳng bao giờ đưa anh đi chơi cùng nữa.

Nản nhất là khi có con, mọi bất đồng giữa vợ chồng tôi mới càng trở lên gay gắt. Lúc này tôi mới thấm thía câu bố tôi nói: Học vấn quyết định nhận thức của con người. Nhận thức ra sao sẽ hành xử thế đó.

Anh chơi với con mà toàn mày tao chí tớ, những gì nên hay không nên cho con ăn anh đều không phân biệt được. Rồi những bộ phim giáo dục nhân cách cho thiếu nhi anh chẳng bật cho con xem, ngược lại toàn cho con xem nhưng phim kinh dị, đánh đấm bạo lực. Tôi bảo thì quát;

“Đúng là đồ đàn bà, cô thích thì từ nay đi mà trông lấy”.

Cầm tấm bằng thạc sĩ trên tay, nghĩ đến người chồng chưa học hết cấp 3 tôi lại thấy chán 2

Cứ thế lúc nào tôi cũng nơm nớp lo sợ con lớn lên trong sự thiếu hiểu biết của bố nó. Đặc biệt thời gian vừa rồi tôi học lên trên đại học để thay đổi công việc, vì vẫn phải đảm bảo thời gian đi làm, lại lo con cái nhà cửa nên vất vả vô cùng, thế nhưng chồng lại chẳng giúp đỡ gì. Thi thoảng mệt quá tôi than thở thì anh xẵng giọng.

“Việc nhà cửa con cái là của đàn bà. Cô thích bằng cấp lắm để về chửi chồng à”.

Việc nhà anh không giúp, chuyện kèm con học tôi lại không dám để anh làm vì nói thật anh biết gì mà dậy con, còn có ngồi với nó một lúc thì câu trước hỏi nó, câu sau đã sa sả chửi nó ngu, nó đần. Ngay cả những ngày nghỉ giục anh đưa bọn nhỏ đi chơi anh cũng nói là vẽ chuyện, đi cho mệt người, ở nhà ngủ cho sướng.

Mấy năm sống bên chồng như vậy tôi ngày càng mệt mỏi,tôi cảm thấy giữa hai chúng tôi không còn tiếng nói chung. Nhiều lúc ra ngoài nhìn thấy chồng người ta phong độ, hiểu biết, giỏi giang mà nghĩ tới chồng mình tôi lại thấy ngao ngán.

Ngày mai tôi sẽ nhận bằng thạc sỹ, lẽ ra tôi sẽ phải vui lắm vì đó là thành quả phấn đấu trong suốt một thời gian dài khó khăn, vậy mà giờ nghĩ tới tấm bằng ấy tôi lại thấy buồn. Bởi giờ tôi đã là thạc sỹ, trong khi chồng tôi vẫn chỉ là anh xe ôm học chưa hết cấp 3. Anh sẽ mãi mãi chẳng bao giờ có thể hiểu được suy nghĩ của vợ.

Liệu rằng gia đình tôi sẽ có ngày được hạnh phúc khi trình đồ học vấn của tôi với chồng chênh lệch nhau quá nhiều?

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO