Báo Điện tử Gia đình Mới

Cảnh giác với bệnh tiêu chảy trong ngày hè nắng nóng

Nhiệt độ nắng nóng ngày hè tạo điều kiện thuận lợi cho cho các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển, khiến thực phẩm dễ hư hỏng và gây ra các bệnh đường tiêu hóa, nhất là bệnh tiêu chảy.

Thực tế thăm khám bệnh, PGS.TS Nguyễn Duy Thắng - Chuyên khoa Nội – Tiêu hóa, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện ĐK Nông Nghiệp khẳng định, số lượng người mắc các bệnh về đường tiêu hóa vào mùa hè thường tăng mạnh so với những thời điểm khác trong năm.

Đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ, bởi, đây là những đối tượng có sức chống chịu và khả năng thích nghi kém. Hơn nữa, tình trạng tiêu chảy thường xảy ra ở những bữa ăn tập thể, những hội nhóm đi du lịch.

“Khi đi du lịch, chỉ cần ăn một con mực không đảm bảo, uống một cốc nước đá, ăn một cây kem… là những người có hệ tiêu hóa kém có thể bị ảnh hưởng ngay lập tức. Nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, không được bảo quản đúng cách dẫn đến biến chất, nhiễm khuẩn và gây hại cho đường tiêu hóa” – PGS Nguyễn Duy Thắng cho hay.

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đang được điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Phúc Yên. Ảnh Zing.vn

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm đang được điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Phúc Yên. Ảnh Zing.vn

Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường rơi vào tình trạng suy kiệt, dẫn đến sốc, trụy mạch do mất nước nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, với những người đang mắc các bệnh lý khác, nhất là bệnh mạn tính thì tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy càng nguy hiểm, nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Trong tháng 4/2018 cả nước đã có 20 người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 3 người tử vong. Trong 4 tháng đầu năm nay, cả nước có 522 người bị ngộ độc thực phẩm, trong đó có 6 người tử vong. Riêng tháng 3/2018 đã xảy ra 12 vụ ngộ độc thực phẩm, khiến 216 người phải nhập viện, 3 người tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm được xác định chủ yếu do độc tố tự nhiên, vi sinh vật, hóa chất và một số vụ chưa xác định được nguyên nhân…

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Với những trường hợp bị tiêu chảy với khối lượng ít, không có dấu hiệu mất nước và các dấu hiệu nguy hiểm có thể chăm sóc, theo dõi tại nhà, cho uống dung dịch Oresol và bảo đảm chế độ dinh dưỡng đủ chất.

Vừa qua, Vĩnh Phúc xảy ra trường hợp, nhiều sinh viên Giáo dục Mầm Non, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 nhập viện với biểu hiện Rối loạn tiêu hoá.

Trước đó, các sinh viên này đi liên hoan. Sau khi về nhà, nhiều sinh viên có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nóng mặt.

Một sinh viên tham gia buổi liên hoan cho biết, hôm đó khoảng 200 sinh viên tham gia chia tay cuối khoá. Sau đó, nhiều người đau bung, đi ngoài nên phải nhập viện cấp cứu.

Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc Nguyễn Thanh Hải cho biết, Sở Y tế đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm xuống lấy mẫu kiểm tra để xác định nguyên nhân vụ việc.

Còn với những trường hợp bị tiêu chảy có dấu hiệu mất nước hoặc có bất kỳ một trong các dấu hiệu nguy hiểm như: Tiêu chảy phân toàn nước với khối lượng nhiều, kéo dài trên 4 ngày, bị sốt cao trên 39 độ C; phân có máu, chất nhầy hoặc có màu đen; đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều... người nhà cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Đặc biệt cần lưu ý đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng bị tiêu chảy phải đưa đến ngay cơ sở y tế như là một điều bắt buộc để chủ động phòng tránh những nguy cơ trầm trọng xảy ra.

 

Khi có dấu hiệu đau bụng, nôn, đi ngoài... cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời

Khi có dấu hiệu đau bụng, nôn, đi ngoài... cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị kịp thời

Để đảm bảo sức khỏe, tránh bị tiêu chảy, ngộ độc, rối loạn tiêu hóa trong những ngày hè, bác sĩ Thắng khuyến cáo mọi người nên lựa chọn thực phẩm sạch, bảo quản thực phẩm tốt để tránh nhiễm khuẩn. Và đặc biệt, ở những người già, trẻ nhỏ nên thực sự cẩn trọng trong việc ăn uống vệ sinh, tuân thủ tốt việc ăn chín, uống sôi.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc “vàng” về bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): 

1. Chọn thực phẩm an toàn 

2. Nấu kỹ thức ăn 

3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín 

4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín 

5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn 

6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín 

7. Luôn giữ bàn tay chế biến thực phẩm sạch sẽ 

8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, dụng cụ chế biến sạch sẽ 

9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác 

10. Sử dụng nguồn nước sạch

Linh Nhi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO