Báo Điện tử Gia đình Mới

Chẳng may bị nghẹn thức ăn: Đừng vỗ sau lưng, hãy áp dụng cách đơn giản và hiệu quả sau

Cách xử lý đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng vượt qua cơn nghẹn, thậm chí cứu sống người trong tình trạng khẩn cấp.

Mắc nghẹn là tình trạng đường thở bị một dị vật chặn lại làm cản trở hô hấp. Đây là tai nạn không phải hiếm thấy. Nhiều chuyên gia đã nhấn mạnh rằng, mặc dù kích cỡ dị vật nhỏ nhưng nó cũng rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong khi làm tắc đường khí quản, không đưa được oxy lên não.

so-cuu-khi-mac-nghen-7-giadinhmoi.vn

Chúng ta biết rằng, não rất cần oxy để có thể duy trì sự sống. Nếu đường lấy oxy bị chặn lại, hay bị nghẹn trong vòng 4 - 6 phút, não sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. 

10 phút trôi qua, nguy cơ chết não là rất lớn, lúc này việc đảo ngược tình thế để cứu giúp nạn nhân là cực kỳ khó khăn. Đa phần những trường hợp tử vong là do không được cấp cứu đúng cách bằng phương pháp Heimlich.   

Trước tiên, bạn cần nhận biết nạn nhân bị mắc nghẹn

Ở người lớn, nghẹn/hóc thường xảy ra do nuốt phải các miếng thức ăn, còn ở trẻ nhỏ thường là do nuốt phải các vật nhỏ như đồ chơi, hạt hoa quả.

Thông thường, bệnh nhân bị mắc nghẹn không thể nói được nên rất khó thông báo cho người khác biết tình trạng khẩn cấp của mình. Vì thế, khi người thân của bạn có những dâu hiệu sau đây thì rất có thể họ đã bị mắc nghẹn:

- Cố gắng nôn để đẩy dị vật ra.

- Hốt hoảng và có khuynh hướng lấy hai bàn tay nắm lấy cổ họng như đang ra hiệu cho người khác.

- Đôi khi có thể thở khò khè hoặc kêu cục cục như tiếng gà.

- Khuôn mặt tái xanh vì thiếu oxy, có thể lả đi. 

Cách tiến hành phương pháp Heimlich

Khi nạn nhân bị mắc nghẹn, bạn hãy tiến hành các bước sau đây: 

Tiến lại phía sau nạn nhân, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng, không ôm vào xương sườn. Đặt một tay ngay trên rốn nạn nhân, nắm lại, ngón tay cái quay vào trong. Bàn tay kia nắm chắc lấy bàn tay đã đặt trên rốn.

Dùng cả hai tay, xốc mạnh nạn nhân về hướng của bạn và lên trên. Mỗi lần làm như vậy phải thật mạnh và dứt khoát. Không nên nhát tay vì bạn đang cố để đưa dị vật ra. Đối với trẻ em thì nên làm nhẹ hơn để tránh tổn thương.

Xốc mạnh liên tục 5 lần. Làm như vậy cho đến khi nạn nhân ho làm bật vật nghẹn ra.

Nếu chưa được, xốc thêm 5 lần nữa.

Trường hợp nạn nhân bất tỉnh trước khi vật nghẹn được tống ra. Đặt ngửa nạn nhân xuống, nâng cổ và đầu nạn nhân, cằm nâng lên và đầu ngửa ra sau để thông thoáng đường thở.

Nếu làm cho bệnh nhân thở lại được có thể làm lại phương pháp Heimlich, nếu không phải gọi cấp cứu. 

Lưu ý: Phương pháp này không áp dụng cho người hôn mê và trẻ em dưới 2 tuổi.  

Đối với trẻ dưới 2 tuổi

Nhân viên cứu thương nên ngay lập tức đặt em bé nằm sấp lên đùi, hoặc giữ bé nằm sấp bằng một tay. Bàn tay bóp nhẹ hai bên má của bé cho mở miệng ra, cánh tay ép vào ngực trẻ. Tay kia vỗ vào lưng bé 1-5 lần, và quan sát xem bé có nhổ ra dị vật gì không.

Có thể sử dụng một tư thế khác, lật bé lại, cho bé nằm ngửa. Nhân viên cứu thương quỳ xuống, đặt bé nằm ngửa trên đùi nhân viên cứu thương, đầu hướng về phía trước. Cứu hộ dùng ngón trỏ hay ngón giữa, để ở dưới ngực và phần bụng trên rốn, nhấn vào một cách nhanh chóng, với lực vừa phải, tránh làm mạnh khiến trẻ tổn thương. Lặp đi lặp lại, cho đến khi dị vật đi ra.

Thực hiện Heimlich trên chính mình  

Trong trường hợp bạn bị nghẹn, hóc dị vật 1 mình mà không có ai bên cạnh, bạn cũng có thể tự thực hiện nghiệm pháp Heimlich để tự cứu mạng.

Bạn hãy tự đẩy ép bụng bằng cách đứng tựa lưng vào tường phẳng hoặc gập bụng vào ghế. Sau đó, dùng một bàn tay nắm chặt, tì sát phần ngón cái và ngón trỏ vào vùng bụng phía trên, ngay dưới xương ức (lòng bàn tay úp xuống).

Lấy nắm tay còn lại đấm mạnh vào nắm tay trên bụng theo chiều từ trước ra sau và từ dưới lên từng cái một.

Nếu dị vật chưa ra hãy dùng ghế dựa áp phần bụng phía trên rốn lên bờ trên của tấm tựa lưng. Sau đó dùng sức nặng của thân người gập xuống thành ghế tạo sức ép đẩy không khí từ trong ra, dị vật sẽ bị bắn ra.

Lưu ý: nếu không thành thạo thủ thuật này, hãy gọi cấp cứu để nhận được hướng dẫn trực tiếp từ bác sĩ.

Hải Linh (T/h)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO