Báo Điện tử Gia đình Mới

Chuyện gì đang xảy ra với giới trẻ khi có xu hướng tự tử tập thể?

Những vụ việc tự tử của 5 em học sinh Hải Dương (năm 2006), 3 nam thanh niên ở Đà Nẵng, 2 nữ sinh tại Nghệ An khiến dư luận tự hỏi 'Có hay không xu hướng tự tử tập thể'?.

Năm 2006, 5 em học sinh cấp 2 cùng buộc khăn quàng đỏ trẫm mình xuống sông tự vẫn. 5 em đều là học sinh khá, giỏi của trường, được thầy cô vô cùng yêu quý. Vụ việc đó vẫn ám ảnh người dân xã Phượng Hoàng, Thanh Hà, Hải Dương đến tận bây giờ.

Những tâm thư đau lòng trẻ để lại trước khi tự tử

Những tâm thư đau lòng trẻ để lại trước khi tự tử

Hơn 10 năm sau, 22/11/2017, tại Đà Nẵng, 3 thanh niên (cùng sinh năm 1998) sau khi nhậu say cùng đưa nhau ra cầu Thuận Phước tự tử.

Cả 3 đều ở độ tuổi 19, 20, chơi thân với nhau từ nhỏ và cùng rủ nhau ra TP Đà Nẵng lập nghiệp.

Mỗi người làm một công nhân với một nghề khác nhau, sau vụ liên hoan, uống rượu say, tất cả nghĩ quẩn.

Sự việc khiến 2 người mất tích, 1 trong số đó may mắn được người dân ngăn lại.

Gần đây nhất, 10/12, dư luận lần nữa bàng hoàng về vụ việc 2 nữ sinh lớp 8 tại huyện Thanh Chương (Nghệ An) nắm tay nhau đi xuống sông Lam tự vẫn.

Cả xã hội hoài nghi nguyên nhân của những sự việc đau lòng đó, ai cũng muốn tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho những cái chết thương tâm.

Qua quá trình điều tra của cơ quan công an, 2 trong 3 vụ việc kể trên đều có tâm thư để lại.

Điều đáng nói, trong thư các em không chia sẻ rõ những nguyên nhân, những áp lực khiến mình phải nghĩ quẩn.

Như vụ việc ở Hải Dương, 5 em chỉ nói ngắn gọn về việc mình liên tục bị cha mẹ mắng. Còn với trường hợp 2 em ở Nghệ An, 1 trong 2 em viết thư xin lỗi và nói rằng mình bất hiếu.

Riêng với vụ việc ở Đà Nẵng, 1 trong 3 thanh niên thất tình vì cãi nhau với bạn gái.

Tuy nhiên, xã hội vẫn không hiểu vì sao tất cả trường hợp đó đều lựa chọn cái chết để giải thoát chứ không phải bằng cách khác. Và sự lan truyền tâm lý ra sao để xảy ra những vụ việc tự tử tập thể như vậy.

TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ vẫn đề này

TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ vẫn đề này

Chia sẻ về vấn đề này với PV Gia Đình Mới, TS. Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội) cho biết: Câu chuyện tự tử tập thể có nhiều năm nay, cụ thể như vụ việc ở Hải Dương cách đây chục năm.

Đây cũng là vấn đề mà xã hội chưa thể tìm được lời giải thích. Trong các cuộc test tâm lý những người tự tử được cứu thoát, phần lớn họ rơi vào bế tắc, với trẻ nhỏ, bế tắc là sự biến động về tâm lý.

Để nói về nguyên nhân tự tử, ta cần phải biết khi đó, đối tượng bế tắc không còn thừa nhận cuộc sống hiện tại là hạnh phúc.

Họ không còn nhận thức coi trọng mạng sống là quý giá và coi tự tử là cách để tìm cuộc sống tốt hơn.

Riêng với trẻ nhỏ, đặc biệt ở giai đoạn tuổi dạy thì, cấp 2, cấp 3 là giai đoạn biến động nhất, thay đổi nhất ở trẻ.

Nếu không có sự gần gũi của người thân, cha mẹ, trẻ không tỉnh táo dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dạy thì, những hành động sai lạc.

Khủng hoảng tâm lý tuổi dạy thì lái người ta theo suy nghĩ không chính chắn, không theo logic bình thường.

Riêng với vụ việc 3 thanh niên tự tử, đó là do họ không thể vượt qua được áp lực cuộc sống, kỹ năng sống còn quá ít.

Và khi họ không tìm nổi cái mới, cái hay hơn ở cuộc sống này, họ nghĩ đến cái chết.

Còn về việc tại sao lại có chuyện rủ nhau tự tử, trong tâm lý học có nói đến sự lan truyền cảm xúc, lan truyền suy nghĩ.

Vì thế, khi trong 1 tình huống, nhất là các đối tượng đều thân nhau, họ không dễ tách bạch được cảm xúc, không có người cảnh tỉnh rất dễ cùng nhau nghĩ quẩn'.

Cần gần gũi và quan sát trẻ nhiều hơn

TS Tùng Lâm cũng gửi lời khuyên đến các gia đình nên gần gũi, quan sát trẻ nhỏ. Nếu trẻ có biểu hiện buồn bã, phụ huynh cần chia sẻ kịp thời, giải phóng tư tưởng nhận thức. 

Ngoài ra, xã hội, nhà trường nên đẩy mạnh những hoạt động xã hội ý nghĩa thu hút sự tham gia của thanh niên, tạo điều kiện để họ có cơ hội giao lưu, sinh hoạt lành mạnh. 

Với nhà trường cần giáo dục cho trẻ những giá trị sống, giá trị khoan dung, giá trị tôn trọng để biết quý cuộc sống và cách chia sẻ để vươn lên nghịch cảnh, biến động.

Hồng Ngọc/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO