Báo Điện tử Gia đình Mới

Chuyên gia khuyến cáo 4 vị trí nguy hiểm không nên đặt điện thoại mà nhiều người vẫn mắc phải

Chúng ta đều có thói quen đi đâu thì đặt điện thoại ở đó, nhưng thực sự có khá nhiều vị trí gây hại cho sức khỏe mà nhiều người vẫn thờ ơ. 

Tổ chức Sức khỏe California đã nhiều lần khuyến cáo về mối liên quan giữa việc sử dụng điện thoại di động và các căn bệnh như: Ung thư, tâm lý, hay sức khỏe sinh sản...

“Để điện thoại ngay sát thân người không bao giờ là một ý tưởng hay”, Tiến sỹ Devra Davis người đứng đầu Environmental Health Trust cho biết.

Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh mối liên hệ mạnh mẽ giữa sóng vô tuyến và số lượng tinh trùng cũng như chất lượng tinh trùng ở nam giới. Các nghiên cứu ở nhiều quốc gia đã chỉ ra, nam giới để điện thoại trong túi quần lâu nhất có lượng tinh trùng ít nhất và bị tổn thương nhiều nhất, theo Tiến sỹ Davis.

Bạn có thói quen mang điện thoại vào phòng ngủ, để trên đầu giường, hoặc đặt dưới gối làm đồng hồ báo thức, lướt xem web trước khi ngủ… nhưng đây thực sự không phải ý tưởng tốt. Khi ngủ là lúc não cần thanh lọc, tái tạo và phục hồi các tổn thương. Bức xạ điện từ phát ra từ điện thoại ngăn cản quá trình này, khiến cho cơ thể mệt mỏi, gây chóng mặt đau đầu và nhiều nguy cơ khác.

Dưới đây là 4 vị trí không nên đặt điện thoại để giữ gìn sức khỏe của bạn: 

Để điện thoại dưới gối hoặc cạnh giường

Những lý do mà chuyên gia đưa ra dưới đây, sẽ khiến bạn phải nhìn nhận lại thói quen đặt điện thoại bên cạnh giường hoặc dưới gối của mình, trong khi không tắt nguồn hay chuyển sang chế độ máy bay:

- Trong quá trình ngủ, những thông báo hoặc tin nhắn vẫn tiếp tục được gửi đến smartphone làm màn hình sáng lên. Ánh sáng này sẽ làm gián đoạn quá trình tiết melatonin của cơ thể. Điều này dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ như: Ngủ không sâu, ngủ không ngon giấc. Từ đó, sức khỏe của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng một cách đáng kể.

- Việc tiếp xúc với sóng điện thoại nguyên một đêm dài có thể gây ra chứng đau đầu và chóng mặt.

- Nếu bạn đặt điện thoại dưới gối khi vẫn cắm sạc qua đêm, nguồn nhiệt phát ra từ thiết bị, trong quá trình sạc, sẽ bị giữ lại bởi lớp vải và bông của gối. Hệ quả của việc này là hiện tượng quá nhiệt, khiến nguy cơ máy bị nổ hoặc cháy tăng cao.

 Treo điện thoại trước ngực

Hiện nay, rất nhiều vỏ điện thoại di động được thiết kế có dây treo khi đi đường, tắm biển, thiết kế này rất tiện lợi nên nhiều người thích sử dụng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điện thoại di động treo trước ngực đối với tim và hệ thống nội tiết sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định.

Ngay cả ở trạng thái chờ, bức xạ tương đối nhỏ, nhưng tác hại không hề nhỏ. Điều này nên đặc biệt chú ý đối với những bệnh nhân thiếu máu. Ngoài ra, một số chuyên gia tin rằng bức xạ điện từ có thể dẫn đến rối loạn nội tiết, phụ nữ dễ bị rối loạn kinh nguyệt.

Trong điện thoại thường có các thiết bị che chắn có thể làm giảm bức xạ, nhưng cũng có điện thoại không có chức năng bảo vệ. Đặc biệt là một số điện thoại di động nhỏ dành cho phái nữ và người lớn tuổi. Do đó, chúng ta phải lưu ý không nên treo điện thoại trước ngực để tránh những hệ quả không đáng có. 

Để điện thoại ở túi quần trước

Khác với phụ nữ, đàn ông ít khi mang theo túi xách nên thường để điện thoại vào túi quần trước. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe nam giới.

Các nghiên cứu đã chứng minh, bức xạ điện từ từ điện thoại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng. Để điện thoại trong túi trước càng lâu, nguy hiểm càng lớn.

 Treo điện thoại ở thắt lưng 

Các chuyên gia y tế cho rằng, việc mang, treo điện thoại gần đùi sẽ làm xương hông của bạn bị ảnh hưởng và yếu đi. Bởi vậy để bảo vệ xương hông của mình, hãy đặt điện thoại trong một chiếc túi khác.

Trong văn phòng, nhà hoặc ngồi xe trên đường đi, cách tốt nhất là để điện thoại sang một bên. Đi ra ngoài có thể đặt điện thoại trong túi xách hay cặp xa cơ thể một chút. Mang tai nghe để trả lời điện thoại có thể làm giảm tác động của bức xạ điện thoại di động.

Lời khuyên cho bạn

Để hạn chế tối đa những nguy hại từ điện thoại di động, khi đi ngủ hoặc những lúc không cần thiết, bạn nên để điện thoại ở chế độ máy bay. Bên cạnh đó, giữ khoảng cách khoảng một sải tay với điện thoại, theo hướng dẫn của California, cũng sẽ tạo nên sự khác biệt to lớn:

- Sử dụng tai nghe khi đàm thoại.

- Để điện thoại cách xa đầu và cơ thể khi dùng điện thoại để truyền tải nhiều dữ liệu. Để điện thoại trong ba lô, túi xách thay vì để trong túi quần, bao đựng điện thoại giắt ngang lưng.

- Không để điện thoại gần người khi ngủ. Bạn nên để cách người ít nhất một mét hoặc để chế độ máy bay.

- Bạn cũng cần tránh tiếp xúc gần với điện thoại khi thiết bị đang phát ra nhiều năng lượng sóng vô tuyến, đó là khi: Tín hiệu chỉ còn 1 hoặc 2 vạch: tín hiệu yếu khiến điện thoại phải hoạt động mạnh và phát ra nhiều bức xạ hơn.

- Đang đi xe máy, ô tô, xe buýt, tàu tốc độ cao: Điện thoại sẽ phát ra nhiều bức xạ hơn để duy trì kết nối với các trạm phát sóng khi đang di chuyển tốc độ cao.

- Khi đang xem video, nghe nhạc trực tuyến, tải hoặc gửi file dữ liệu lớn. Khi xem phim hoặc nghe nhạc, bạn nên tải về điện thoại sau đó chuyển sang chế độ máy bay để xem hoặc nghe.

H.Tú (T/h) /giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO