Báo Điện tử Gia đình Mới

Có 4 điều trước 8 tuổi bố mẹ không nên ép buộc con bởi càng ép, càng phản tác dụng

Dạy con là một hành trình dài và khó khăn mà cha mẹ cần phải kiên trì, học tập mỗi ngày. Trong đó giai đoạn trước 8 tuổi có 4 điều mà bố mẹ không nên ép buộc con làm.

1. Ép con ăn

Cha mẹ nào cũng muốn con khỏe mạnh và đa số đều nghĩ rằng một đứa trẻ ăn nhiều thì mới có thể lớn. Tuy nhiên, ép trẻ ăn nhiều không giúp trẻ lớn nhanh hơn hay thông minh hơn bạn cùng trang lứa.

Ép buộc trẻ trong việc ăn uống sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề hoặc xuất hiện tình trạng chán ăn.

Về vấn đề dinh dưỡng, cha mẹ chỉ cần đảm bảo trẻ ăn đủ chất, đủ lượng, phù hợp với thể chất và hoạt động của trẻ; kiểm soát đồ ăn vặt của trẻ. Khi khối lượng vận động của tăng lên, trẻ sẽ cảm thấy đói hơn và tự chủ động ăn mà không cần ép buộc. 

Có 4 điều trước 8 tuổi bố mẹ không nên ép buộc con bởi càng ép, càng phản tác dụng 0

2. Ép trẻ phải chia sẻ

Cha mẹ nghĩ rằng một đứa trẻ ngoan nhất định phải biết chia sẻ đồ chơi với người khác. Nếu trẻ không đồng ý thì sẽ ép buộc hoặc dọa nát. Điều này sẽ khiến các bé cảm thấy tổn thương, mất niềm tin vào cha mẹ.

Người lớn đôi khi cũng không muốn cho người khác mượn món đồ của mình yêu thích, vậy tại sao lại ép buộc trẻ? Cha mẹ nên nói cho trẻ biết thế nào là chia sẻ, khi trẻ chia sẻ sẽ nhận được điều gì chứ không phải ép buộc khi trẻ không muốn.

3. Ép trẻ phải dũng cảm

Mọi đứa trẻ sinh ra đều không dùng cảm. Cha mẹ nên chấp nhận rằng con sợ hãi một điều gì đó sau đó mới bắt đầu học cách vượt qua.

Để khắc phục sự nhút nhát, trẻ cần có thời gian tập luyện, chuẩn bị và được hỗ trợ.

Hãy cho con được phép sợ, tôn trọng và hiểu cảm xúc của con. Đừng vội ép con phải can đảm vì nó có thể khiến con cảm thấy bản thân vô dụng.

Thay vì nó với con "đừng sợ", hãy động viên trẻ rằng "bố mẹ luôn ở bên con".

Có 4 điều trước 8 tuổi bố mẹ không nên ép buộc con bởi càng ép, càng phản tác dụng 1

4. Ép trẻ phải học theo "con nhà người ta"

Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, không ai có thể giống ai. Do đó, đừng đem trẻ ra so sánh với "con nhà người ta".

Nếu cứ đem khuyết điểm của trẻ ra so sánh với ưu điểm của người khác, con sẽ tự ti với bản thân, cảm thấy mình vô dụng và chẳng dám thể hiện năng lực thật sự của mình.

Mỗi đứa trẻ đều có những tiềm năng nhất định. Nếu cứ đặt trẻ lên bàn cân để so sánh với người khác, trẻ sẽ đánh mất cơ hội để là chính mình, làm những điều mình thích bằng việc cố chạy theo chuẩn mực "con nhà người ta" hoặc trở thành một đứa trẻ chống đối, luôn muốn phản kháng lại ý kiến của bố mẹ.

Minh Khuê/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO