Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Dịch sởi bùng phát: Người lớn có bị lây không, những lưu ý không thể bỏ qua về bệnh sởi

Bệnh sởi có lây không? Bệnh sởi lây qua đường nào, lây trong giai đoạn nào, người lớn có mắc sởi không? Đây là những câu hỏi thường gặp trong thời điểm dịch sởi đang có những diễn biến phức tạp.

Bệnh sởi lây qua đường nào, người lớn có mắc bệnh không?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cao lây lan từ người sang người bằng cách hít thở không khí bị ô nhiễm hoặc chạm vào một bề mặt bị nhiễm bệnh.

Các triệu chứng có thể bắt đầu với sốt cao, ho, chảy nước mũi hoặc đỏ và chảy nước mắt. Sau 3 đến 5 ngày, phát ban thường xuất hiện.

Bệnh sởi ở trẻ em có thể nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm não.

Người lớn cũng có thể mắc virus gây bệnh sởi nếu chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi.

  90% người tiếp xúc với virus sởi có thể mắc bệnh nếu chưa được chích ngừa - Ảnh minh họa

90% người tiếp xúc với virus sởi có thể mắc bệnh nếu chưa được chích ngừa - Ảnh minh họa

 

Vì vậy, tiêm phòng bệnh này với trẻ em, đặc biệt tiêm phòng cho bà bầu đầy đủ và đúng lịch là hết sức quan trọng.

Bệnh lây qua 3 đường chính:

- Lây qua đường hô hấp.

- Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện…

- Lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.

Bệnh sởi lây lan trong giai đoạn nào?

Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa.

Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện.

Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại…Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh.

Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.

Phòng sởi như thế nào trong mùa dịch?

Để phòng chống bệnh sởi nói chung cần lưu ý mấy điểm sau:

- Chủ động tiêm phòng đầy đủ 

- Thường xuyên nghe thông báo của ngành y tế về các bệnh dịch

- Cần áp dụng đầy đủ các khuyến cáo của ngành y tế cũng như của y tế cơ sở khi có dịch xảy ra.

Trong giai đoạn này, khi dịch sởi đang diễn ra, các bạn cần lưu ý mấy điểm sau:

- Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, vì vậy cần tránh tụ họp, tránh chỗ đông người và người lớn mỗi khi về nhà cần vệ sinh cơ thể, răng miệng trước khi chăm sóc trẻ, để tránh tình trạng mang vi khuẩn, virus trong môi trường về cho các cháu.

- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của các cháu để phát hiện kịp thời các biểu hiện bệnh, đưa đi khám.

Khải Minh (tổng hợp)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO