Báo Điện tử Gia đình Mới

Điểm tên những đồ dùng trong nhà bếp dễ gây bệnh vì chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu

Dưới đây là 4 đồ dùng trong nhà bếp bẩn và chứa nhiều vi khuẩn hơn bạn nghĩ. Chúng là những mầm có thể gây bệnh mỗi ngày nên cần vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên

 Bồn rửa bát

Bồn rửa bát chính là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và gây ra nhiều bệnh tật cho bạn và gia đình. Trong bồn rửa bát chứa rất nhiều vi khuẩn E.Coli

Điểm tên những đồ dùng trong nhà bếp dễ gây bệnh vì chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu 0

Vì vậy nếu bạn không vệ sinh cẩn thận có thể sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe, rước bệnh vào người. 

Miếng rửa chén, bát

Trong miếng bọt biển bẩn hơn bồn cầu vệ sinh tới 200.000 lần. Khi bạn sử dụng miếng bọt biển được sử dụng để rửa bát đĩa, nên có chứa nhiều vi khuẩn như E.Coli có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Điểm tên những đồ dùng trong nhà bếp dễ gây bệnh vì chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu 1

Chính vì vậy, để ngăn chặn ô nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn, hãy rửa miếng bọt biển hàng ngày bằng xà phòng và nước nóng hoặc có thể cho vào lò vi sóng khoảng 2 phút mỗi ngày để khử trùng giúp bảo vệ sức khỏe.

Khăn lau bếp

Trong những chiếc khăn lau bếp là vật dụng quen thuộc, được sử dụng cho rất nhiều mục đích như: lau tay, lau bát đũa, bắc nồi hoặc lau mặt bàn… có chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh cho bạn.

Điểm tên những đồ dùng trong nhà bếp dễ gây bệnh vì chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu 2

Nhất là khi bạn sử dụng những chiếc khăn bếp và không chịu giặt nó cũng như khử khuẩn cho nó, thì những vi khuẩn này có thể làm bạn nhiễm nhiều bệnh tật.

Thớt thái

Theo như nghiên cứu của Đại học Arizona, của Mỹ đã chứng minh rằng, trung bình một chiếc thớt có chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bệ ngồi bồn cầu trong nhà vệ sinh.

Điểm tên những đồ dùng trong nhà bếp dễ gây bệnh vì chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bồn cầu 3

Nhưng vi khuẩn tích tụ sau những lần bạn sử dụng chúng để cắt, thái thịt sống, rồi bám vào mặt thớt, dù bạn cọ rửa nhưng chúng vẫn có thể sống sót ở những khe rãnh của thớt. Chính vì vậy, để tiêu diệt hoàn toàn những vi khuẩn này bạn hãy lưu ý thay thế những chiếc thớt mới sau 6-8 tháng để bảo vệ sức khỏe.

Minh Khuê/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO