Báo Điện tử Gia đình Mới

Đồ cúng cô hồn có ăn được không, lưu ý để tránh rước vong vào nhà

Đồ cúng cô hồn có ăn được không, phải làm thế nào mới đúng phong tục? Dưới đây là một số thông tin về lễ cúng cô hồn bạn đọc nên tham khảo.

Đồ cúng cô hồn có ăn được không?

Tại một số địa phương người ta không đem đồ cúng vào nhà mà có tục giật đồ cúng cô hồn. Họ quan niệm rằng, giành giật càng đông có nghĩa là đã mua chuộc được các cô hồn quấy phá.  Vậy đồ cúng cô hồn có ăn được không?

Theo quan niệm dân gian, đồ đã cúng cô hồn thì người nhà không nên ăn những món đó. Chia sẻ về vấn đề này, ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, những phẩm vật, đồ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch cũng như đồ cúng chúng sinh và các loại đều ở ngoài trời khá lâu vì thế đồ cúng dễ bị nguội lạnh.

Mâm cúng cô hồn ngày rằm tháng 7 thường đặt rất thấp, thậm chí đặt luôn dưới đất nên bụi bặm, rồi có khi bị côn trùng, ruồi bọ, kiến… bu vào nên không còn sạch sẽ, ăn vào sẽ không an toàn cho cơ thể. Vì thế hầu hết mọi người ngại, không dám ăn.

Đồ cúng cô hồn rằm tháng 7 có ăn được không?

Đồ cúng cô hồn rằm tháng 7 có ăn được không?

Đối với những đồ lễ như bánh kẹo, trái cây còn ăn được nếu gia chủ không ăn có thể đem cho người khác, tuyệt đối không nên bỏ đi hoang phía và mang tội.

Ở một số địa phương, người ta không đem đồ cúng vào nhà mà để cho người sống giành giật các mâm cúng rồi gia chủ sẽ quăng tiền cùng kẹo bánh cho họ. Người xưa quan niệm rằng người sống đến giành giật càng đông tức là họ đã mua chuộc được các cô hồn không đến quấy rối gia đình gia chủ này.

Cúng cô hồn nên cúng vào thời gian nào, gồm những lễ vật gì?

Người ta thường cúng cô hồn vào buổi chiều, tối bởi theo quan niệm dân gian chỉ cúng vào thời gian này ánh sáng yếu đi, các vong hồn tụ lại mới dễ dàng nhận được đồ cúng. 

Đồ lễ cúng cô hồn được chia thành: Bỏng nẻ, khoai, sắn, ngô, kẹo, bánh, sữa, bim bim dùng để cúng thai nhi, bé đỏ.

Cháo loãng, nước mía là đồ cúng các vong linh rất thích bởi cổ họng của vong hồn, quỷ đói rất bé chỉ ăn được cháo loãng và nước. 

Ngoài ra, trong lễ xá tội vong nhân còn vẩy cháo, rắc gạo, muối để bố thí thức ăn khắp bốn phương tám hướng để tứ tán các cô hồn. Sau khi đọc văn khấn cúng cô hồn xong nên đốt đồ mã ngay tại chỗ để các cô hồn nhận và đi ngay, không luẩn quẩn quấy nhiễu gia chủ.

Làm lễ cúng cô hồn tại nhà cần lưu ý những gì?

- Mâm cúng cô hồn nên là đồ chay bởi theo thuyết nhà Phật gia chủ cúng chay để các cô hồn bớt sân hận. Ngoài ra, việc cúng đồ mặn sẽ làm khơi dậy tham luyến khiến cho các cô hồn luyến tiếc dương thế và khó siêu thoát.

- Trong thời gian làm lễ cúng cô hồn, gia chủ nên dặn trẻ nhỏ không chơi đùa quanh chỗ cúng, vừa không làm ảnh hưởng đến mâm lễ lại tránh cho đứa trẻ yếu bóng vía dễ bị cô hồn trêu chọc.

- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, người già không nên có mặt trong khi làm lễ cúng.

- Không đứng trước lối ra vào để tránh đường cho ma quỷ vào hưởng đồ lễ cúng chúng sinh.

Phương Anh (T/h)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO