Báo Điện tử Gia đình Mới

Đại biểu Quốc hội bình luận gì về chỉ thị cấm viết, vẽ vào sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT?

Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng việc cấm học sinh ghi vào sách giáo khoa là đúng nhưng cần giải pháp đồng bộ.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong trường phổ thông.

Theo Bộ GDĐT, việc sử dụng lại sách giáo khoa hiện mới đạt 35%, dù đã yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên hướng dẫn, nhắc nhở các em có ý thức giữ gìn, không viết, vẽ vào sách.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng tỷ lệ sách giáo khoa được sử dụng nhiều lần, Bộ GD&ĐT yêu cầu giám đốc sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục ở địa phương quán triệt từng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về việc giữ gìn sách giáo khoa để sử dụng lâu bền.

Đại biểu Quốc hội bình luận gì về chỉ thị cấm viết, vẽ vào sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT? 0

Trao đổi với Gia Đình mới ngày 27/9, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng chỉ thị cấm ghi vào sách giáo khoa là đúng.  

“Sách giáo khoa in xong học dùng 1 lần là điều lãng phí vô cùng. Nếu chương trình ổn định thì học sinh có thể truyền tay nhau học hết năm này qua năm khác. Tôi còn nhớ thời kỳ tôi đi học, tôi học xong để lại sách cho các em học tiếp chứ không có chuyện năm nào cũng mua một bộ sách giáo khoa mới.

Hiện nay, sách giáo khoa để các em viết vào thì phần trên là câu hỏi, phần dưới là câu trả lời trắc nghiệm hoặc phần viết câu trả lời. Do vậy, các em thường làm luôn vào sách giáo khoa cho tiện. Nên tôi cho rằng, việc cấm em học sinh ghi vào sách giáo khoa là điều đúng đắn”, ông Tiến chia sẻ. 

Đại biểu Quốc hội bình luận gì về chỉ thị cấm viết, vẽ vào sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT? 1

Nói về giải pháp giúp thầy cô và học sinh thực hiện chỉ thị này, ông Tiến đưa ra đề xuất đính kèm một phụ bản cùng sách giáo khoa để các em học sinh có thể điền phần trả lời vào đó. 

“Để tạo thuận lợi cho các em học sinh thì bên cạnh bộ sách giáo khoa thì cần có một phụ bản đi kèm để ghi phần trả lời cho các em học sinh. Một phần là để giữ gìn được sách giáo khoa, một phần để tránh mất thời gian chép lại đề bài cho các em. Nếu bỏ đi thì chỉ bỏ phần phụ bản đó thôi còn sách giáo khoa vẫn giữ mới nguyên”, ông Tiến cho hay. 

Tú Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO