Báo Điện tử Gia đình Mới

Gửi con cho bà nội trông, khi đến đón con về người mẹ sợ hãi còn bà vô cùng tự hào

Béo phì là tình trạng rất nhiều trẻ em hiện nay mắc phải. Câu chuyện dưới đây chắc chắn sẽ khiến các bậc phụ huynh phải nhìn nhận đúng mực về căn bệnh này.

Trước hết, hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây

Phải thừa nhận một thực tế rằng, ông bà là những người vô cùng yêu thương cháu của mình, thế nhưng vì những hiểu biết còn hạn chế, thói quen áp dụng những kinh nghiệm lạc hậu, không đúng với khoa học đôi khi đã khiến cho ông bà vô tình gây “hậu họa”cho cháu mình. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ:

Chuyện xảy ra ở một gia đình Trung Quốc. Sau khi con trai kết hôn, bà Sun đã vô cùng mong ngóng sớm có cháu bế. Bà thúc giục con dâu mau chóng sinh con. Bởi thế, khi con dâu hạ sinh một bé trai đầu lòng, bà Sun sung sướng vô cùng. Mặc dù sống ở quê, còn các con ở thành phố thế nhưng cuối tuần nào bà cũng lên thăm cháu.

Theo quan điểm của bà Sun, trẻ nhỏ phải mũm mĩm, trắng bóc thì mới được coi là khỏe mạnh, mới tốt cho trẻ. Chính vì thế, mỗi lần lên thăm cháu bà đều cảm thấy không hài lòng về con dâu khi thấy cháu mình không hề béo tốt như bà mong đợi.

Bà luôn cảm thấy cháu mình như thế là quá gầy gò. Bà nhắc đi nhắc lại con dâu về việc cần phải bổ sung thật nhiều dinh dưỡng để cho cháu tăng cân hơn. Không đồng tình với quan điểm đó, cô con dâu cũng chỉ im lặng không nói gì.

Thế rồi sau đó, người mẹ phải đi làm trở lại và không còn cách nào khác là phải gửi con cho mẹ chồng chăm hộ. Đứa trẻ được giao lại cho bà nội, chỉ vài tháng sau đó, từ một cậu bé bình thường, tới khi 9 tháng tuổi, cậu bé đã nặng tới hơn 15kg.

  Dù mới 9 tháng tuổi nhưng cậu bé nặng tới 15 kg

Dù mới 9 tháng tuổi nhưng cậu bé nặng tới 15 kg

Bà nội vô cùng hãnh diện, tự hào về điều đó. Bà đẩy cháu mình đi chơi, ra ngoài. Bất cứ ai nhìn thấy cậu bé cũng đều cảm thấy ái ngại. Ngồi trên chiếc xe đẩy, cơ thể cậu bé 9 tháng như sắp “tràn” cả ra ngoài vì quá béo. Bé cũng không thể nào nhanh nhẹn, linh hoạt được vì quá nặng nề.

Ấy thế nhưng, bà nội làm cảm thấy thật hãnh diện, bà nhìn mọi người một cách ngạo nghễ như thể mình là người chăm sóc trẻ xuất sắc nên mới giúp cháu béo tốt được tới mức này. Càng nhìn cháu mũm mĩm như thế bà lại càng tin rằng con dâu mình thực sự không biết chăm con, luôn để con phải đói.

  Vì quá béo, cậu bé không linh hoạt như các bạn cùng độ tuổi

Vì quá béo, cậu bé không linh hoạt như các bạn cùng độ tuổi

Sau khi nhìn những hình ảnh của con mình đăng trên mạng, con dâu phải nghỉ làm về đón con. Cô đã không thể tin nổi khi nhìn thấy con mình. Cô bực bội nói với mẹ chồng: “Mẹ có biết rằng đứa trẻ béo phì sẽ làm hại chính sức khỏe của nó hay không?''.

Mẹ cho cháu ăn tới mức như thế này thì đâu còn giống một đứa trẻ bình thường nữa. Tốt nhất mẹ nên về quê để chăm sóc bố. Con sẽ tự lo liệu về tương lai của cháu”.

  Béo phì gây hại lớn tới sức khỏe của trẻ nhỏ

Béo phì gây hại lớn tới sức khỏe của trẻ nhỏ

Người bà đã rất giận khi thấy con dâu tỏ thái độ như vậy nên đã bỏ về quê sau đó vài ngày.

Rõ ràng, người bà trong câu chuyện này thực sự yêu quý cháu, nhưng có những lỗi nghiêm trọng trong phương pháp nuôi dưỡng. Thông thường, cân nặng 15kg ở trẻ 9 tháng tuổi đã hoàn toàn vượt quá tiêu chuẩn.

Thực tế hiện nay, có rất nhiều bậc làm ông bà, cha mẹ chỉ thích con mình mập mạp, cho rằng như vậy mới là khỏe mạnh đáng yêu, nhưng thực ra cân nặng vượt quá tiêu chuẩn hay còn gọi là thừa cân, béo phì lại ảnh hường nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

Tác hại của béo phì ở trẻ em

Bệnh lý về tim mạch

Trẻ em béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành … khi trưởng thành. Do lượng mỡ thừa bọc lấy tim, gây hẹp mạch vành, cản trở lượng máu vận chuyển đến nuôi tim, do đó gây ra các bệnh về tim mạch.

Bệnh lý về nội tiết - chuyển hóa

Béo phì gây ra các bệnh: kháng insulin, đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu… đặc biệt là dậy thì sớm. Dậy thì sớm khiến trẻ bị hạn chế chiều cao khi trưởng thành, ham muốn tình dục trước tuổi, bệnh lý đa nang buồng trứng... ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này.

Bệnh lý hô hấp

Quá nhiều mỡ thừa khiến đường thở gặp khó khăn, thậm chí tắc nghẽn, vì thế người béo phì dễ bị ngưng thở khi ngủ.

Bệnh lý tiêu hóa

Mỡ thừa gây ra các tình trạng như mỡ dư bám vào các quai ruột gây táo bón, sinh ra bệnh trĩ; sự ứ đọng phân và các chất thải dễ sinh bệnh ung thư đại tràng; lượng mỡ tích tụ ở gan gây bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan; rối loạn chuyển hóa sinh ra sỏi mật.

Bệnh lý cơ xương

Trẻ béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức người, đặc biệt là bệnh gout.

Bệnh lý về da

Trẻ béo phì dễ gặp các tình trạng da như gai đen da, rạn da...

Tăng áp lực sọ vô căn

Hay còn được gọi là hội chứng "giả u não'', khiến trẻ đau đầu, gặp các vấn đề về thị lực.

Thạch Thảo (TH)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO