Báo Điện tử Gia đình Mới

Huyết tương là gì và huyết tương có vai trò gì với cơ thể?

Trung Quốc cho biết huyết tương ở những người mắc virus Corona được chữa khỏi có thể sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm mới. Vậy huyết tương là gì, nó quan trọng như thế nào đối với sức khỏe?

  Huyết tương là gì và vì sao cần có người hiến huyết tương?

Huyết tương là gì và vì sao cần có người hiến huyết tương?

Huyết tương là gì?

Huyết tương là một thành phần vô cùng quan trọng của máu, khi bị tách ra khỏi các thành phần của máu, huyết tương là một dung dịch màu vàng nhẹ, giống như màu của rơm.

Huyết tương có chứa nước, muối và các enzyme và các thành phần khác. Nó cũng là thành phần lớn nhất của máu, chiếm đến khoảng 55% lượng máu của cơ thể. 

Chức năng của huyết tương là gì?

Trong khi các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu huyết cầu rất cần thiết cho chức năng của cơ thể thì huyết tương cũng quan trọng không kém. 

Nhiệm vụ chính của huyết tương là vận chuyển các chất dinh dưỡng, hormone, và protein đến các cơ quan khác trong cơ thể con người.

Ngoài ra, huyết tương sẽ giúp loại bỏ những chất thải từ các tế bào ra khỏi cơ thể.

Thành phần của huyết tương và tầm quan trọng của nó trong việc chữa bệnh 

  Huyết tương có thể cứu được rất nhiều người mắc bệnh

Huyết tương có thể cứu được rất nhiều người mắc bệnh

Ngoài thành phần nước, muối và enzyme, huyết tương ở người cũng chứa những hợp chất quan trọng như các kháng thể, các yếu tố đông máu và các loại protein như fibrinogen và albumin.

Khi hiến máu, các chuyên gia y tế có thể cô lập những thành phần quan trọng từ huyết tương và sử dụng để cứu các bệnh nhân bị bỏng, sốc, chấn thương và các trường hợp khẩn cấp khác.

Các protein và các kháng thể trong huyết tương cũng sử dụng để tạo ra những liệu pháp chữa trị cho những bệnh mạn tính hiếm gặp như bệnh tự miễn dịch và rối loạn đông máu. Nhờ đó, bệnh nhân có thể sống được lâu hơn.

Như vậy, huyết tương là thành phần rất quan trọng trong việc chữa trị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao có những cuộc phát động phòng trào hiến máu nhân đạo, hiến huyết tương. 

(Theo Stanfordchildrens Org)

Xem thêm Clip: Chúng ta có thể hiến máu sau khi chết không?

Minh Trần/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO