Báo Điện tử Gia đình Mới

Khoa học chứng minh: Cha mẹ của những đứa con thành công đều có 10 điểm chung này

Mặc dù không hề có một công thức chính xác nào để nuôi dạy những đứa trẻ thành công, song các nhà nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra nhiều yếu tố có thể quyết định sự thành công của trẻ trong tương lai, trong đó cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn.

cung con

Kết quả cho thấy, cha mẹ của những đứa trẻ thành công thường có những điểm chung dưới đây.

1. Để con làm việc nhà

Trẻ không chịu rửa bát vì biết có người sẽ làm thay chúng. Yêu cầu con làm việc nhà không chỉ là để chúng biết việc mà còn để chúng hiểu rằng đó là nhiệm vụ chung và mọi người cần góp phần vào công việc đó.

Những đứa trẻ làm việc nhà sau này sẽ thành những người biết hợp tác, làm việc nhóm và biết cảm thông hơn với mọi người, hiểu được thế nào là khó khăn và có khả năng làm việc độc lập.

2. Dạy con những kỹ năng xã hội 

Nghiên cứu của Đại học bang Pennsylvania và Đại học Duke trên hơn 700 trẻ em Mỹ từ tuổi mầm non đến 25 tuổi phát hiện mối liên hệ giữa kỹ năng xã hội được học từ mầm non và sự thành công khi trưởng thành 20 năm sau.

Nghiên cứu kéo dài 20 năm cho thấy những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt giỏi hợp tác với bạn bè, giúp đỡ mọi người, thấu hiểu cảm nhận của người khác, biết tự giải quyết vấn đề, dễ đỗ đại học và kiếm việc làm hơn những đứa trẻ có kỹ năng xã hội kém.

Những đứa trẻ có kỹ năng xã hội kém cũng dễ phạm pháp, nghiện rượu và sống dựa vào trợ cấp xã hội nhiều hơn.

3. Đặt kỳ vọng lớn vào con

Hiệu ứng Pygmalion- lời tiên đoán tự trở thành hiện thực

Hiệu ứng Pygmalion- lời tiên đoán tự trở thành hiện thực

Từ dữ liệu khảo sát quốc gia trên 6.600 trẻ em sinh năm 2001 của Đại học California ở Los Angeles, giáo sư Neal Halfon và các cộng sự phát hiện rằng những kỳ vọng mà cha mẹ đặt vào con có tác động lớn đến sự thành công của con.

Điều này đúng với hiệu ứng Pygmalion (tạm dịch "lời tiên đoán tự trở thành hiện thực"), theo đó  khi người ta chờ mong một điều gì rất mạnh điều đó sẽ thành sự thật. 

"Những cha mẹ kỳ vọng con đỗ đại học sẽ cố gắng giúp con đạt mục tiêu trong khả năng của mình" - Giáo sư Halfon cho biết.

4. Hòa thuận, không cãi nhau trước mặt con

Theo nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ), những đứa trẻ trong gia đình nhiều mâu thuẫn, dù có ly hôn hay chưa cũng thường không thành công như những đứa trẻ trong gia đình có bố mẹ hòa thuận.

Giáo sư Robert Hughes, Jr., trưởng khoa Phát triển Con người và Cộng đồng thuộc Đại học Illinois cho biết nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ trong gia đình đơn thân không có mâu thuẫn còn thành công hơn những đứa trẻ trong gia đình có cả bố và mẹ nhưng nhiều mâu thuẫn và cãi cọ.

Mâu thuẫn của cha mẹ trước khi ly hôn cũng ảnh hưởng tiêu cực đến đứa trẻ, và mâu thuẫn sau ly hôn còn ảnh hưởng mạnh đến hành vi của trẻ hơn.

Sau ly hôn, nếu người còn lại không có quyền nuôi con vẫn thường xuyên liên lạc với đứa trẻ và ít có tranh chấp thì trẻ vẫn phát triển tốt hơn và thành công hơn.

Còn những đứa trẻ trong gia đình đơn thân hoặc chưa ly hôn nhưng hay cãi cọ dễ có cảm giác thất lạc, nuối tiếc.

5. Bố mẹ học càng cao, con cũng càng giỏi

Nghiên cứu năm 2014 của Đại học Michigan cho thấy những bà mẹ học hết trung học phổ thông hoặc đại học sẽ có nhiều khả năng nuôi con đạt được trình độ tương tự hoặc hơn.

Cha mẹ có trình độ học vấn cao sẽ ảnh hưởng đến nguyện vọng của con trẻ, chúng sẽ lấy cha mẹ làm gốc để tham chiếu và cố gắng.

6. Dạy con toán từ sớm

Tiếp xúc sớm với môn toán giúp trẻ trở nên cực nhạy cảm với các con số

Tiếp xúc sớm với môn toán giúp trẻ trở nên cực nhạy cảm với các con số

Phân tích số liệu năm 2007 ở 35.000 trẻ mầm non ở Mỹ, Canada và Anh chỉ ra rằng cho con học toán càng sớm thì càng có nhiều lợi ích.

"Việc học toán từ sớm - các con số, thứ tự, các khái niệm toán học cơ bản - là hết sức quan trọng." - Nhà nghiên cứu Đại học Northwestern Greg Duncan chia sẻ trong buổi họp báo. 

"Rèn luyện kỹ năng toán từ sớm không chỉ phát triển trí thông minh toán học mà còn phát triển kỹ năng đọc hiểu."

7. Quan tâm và phát triển quan hệ tốt với con cái

Một nghiên cứu năm 2014 trên 243 người sinh trong gia đình nghèo cho thấy sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ với con cái trong 3 năm đầu đời không chỉ giúp trẻ học tập tốt hơn khi nhỏ mà còn tạo dựng quan hệ tốt đẹp với mọi người và đạt trình độ học vấn cao hơn khi đã ngoài 30.

Sự quan tâm, săn sóc của cha mẹ tạo động lực và cảm giác an toàn để trẻ dám vươn ra khám phá thế giới.

Có thể thấy sự chăm chút và gắn kết của cha mẹ với con cái sẽ tạo ảnh hưởng về lâu về dài suốt cuộc đời đứa trẻ.

8. Họ ít căng thẳng, áp lực

Nghiên cứu của Brigid Schulte trên tờ The Washington Post cho thấy thời gian mẹ dành cho con khi con từ 3 tới 11 tuổi không ảnh hưởng nhiều đến hành vi, hạnh phúc hay thành công của trẻ như khi con trước 3 tuổi.

Thậm chí cha mẹ kiểm soát hay kèm cặp con quá chặt còn có thể gây ra kết quả ngược với mong muốn.

"Sự căng thẳng của các bà mẹ, đặc biệt là do công việc, khi các mẹ mang sự căng thẳng ấy về nhà và dành thời gian bên con, họ có thể còn ảnh hưởng xấu đến con." - Nhà xã hội học Kei Nomaguchi - đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Cảm xúc cũng có thể lây truyền. Khi một người bạn của bạn vui vẻ, sự tươi sáng ấy sẽ ảnh hưởng tới bạn; khi cô ấy buồn, buồn bã cũng truyền sang bạn.

Do đó nếu cha mẹ căng thẳng, mệt mỏi vì công việc, trạng thái cảm xúc đó có thể lây lan sang đứa trẻ.

9. Họ trân trọng nỗ lực hơn tố chất

Đừng lấy tố chất của con để khen ngợi, hãy dùng tư duy phát triển để dạy con tốt hơn (Ảnh: Tôi tài giỏi, bạn cũng thế)

Đừng lấy tố chất của con để khen ngợi, hãy dùng tư duy phát triển để dạy con tốt hơn (Ảnh: Tôi tài giỏi, bạn cũng thế)

Quan niệm của trẻ về thành công cũng ảnh hưởng đến sự thành đạt sau này.

Trẻ em và người lớn thường có hai hướng tư tưởng.

"Tư duy cố định" cho rằng phẩm chất, trí thông minh và khả năng sáng tạo là điều chúng ta không thể thay đổi, và thành công là do tố chất thông minh.

"Tư duy phát triển" thì cho rằng thất bại không có nghĩa là không thông minh, mà đó là bước đệm cho sự thành công.

Quan niệm của cha mẹ có ảnh hưởng nhiều đến con cái. Nếu bạn nói với con rằng chúng đạt điểm cao do chúng thông minh, nó sẽ tạo thành "tư duy cố định". Nếu bạn nói chúng thành công nhờ nỗ lực, bạn đã giúp con xây dựng "tư duy phát triển".

10. Mẹ đi làm

Theo nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard, có nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển của trẻ khi mẹ đi làm thay vì ở nhà nội trợ.

Nghiên cứu cho thấy con gái của những bà mẹ đi làm sẽ học cao hơn, có công việc tốt và thu nhập cao hơn 23% so với bạn bè trang lứa có mẹ ở nhà nội trợ.

Con trai của những bà mẹ đi làm cũng tham gia làm việc nhà nhiều hơn, biết chăm sóc em phụ giúp bố mẹ.

Theo Business Insider

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO