Báo Điện tử Gia đình Mới

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu

Với lượng tiêu thụ rượu đứng top đầu thế giới, ngộ độc rượu đã không còn là trường hợp hiếm gặp ở Việt Nam.

Ngộ độc rượu xảy ra khi có một lượng cồn cao trong máu và được gây ra do uống rượu quá mức. Ngộ độc rượu thường đi kèm với say rượu, dẫn đến nôn mửa, bán ý thức hoặc có thể gây bất tỉnh.

Trong trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc cũng có thể dẫn đến tử vong. Trên thực tế, trung bình có sáu người chết mỗi ngày do ngộ độc rượu tại Mỹ.

Trong khi tình trạng này có thể gây tử vong, nó có thể được ngăn chặn bằng cách uống có chừng mực.

Cách 1: Uống ít rượu khi tiệc tùng.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 0

1. Pha chế một số đồ uống không có cồn: Khi bạn ra ngoài uống rượu, đừng chỉ gọi đồ uống có cồn. Hãy thử uống một số loại nước ngọt hoặc nước lọc để làm giảm lượng cồn bạn uống.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 1

2. Chỉ uống một cốc/chén đồ uống có cồn trong một giờ: Để an toàn, chỉ uống một thức uống có cồn mỗi giờ. Điều đó có nghĩa là một ly rượu vang, hoặc một cốc bia.

- Ngoài ra, cố gắng không chuyển loại đồ uống. Nếu bạn đang uống bia, hãy uống bia; nếu bạn uống rượu mạnh, hãy giữ nguyên đồ uống đó. Việc chuyển đổi đôi khi có thể dẫn đến việc uống quá nhiều.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 2

3. Bỏ qua các trò chơi uống rượu: Trò chơi uống rượu có thể khiến bạn uống nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn. Hành động này có thể dễ dàng dẫn đến ngộ độc rượu, vì thế hãy cố gắng tránh xa các loại trò chơi như thế này.

- Nếu bạn vẫn muốn chơi, hãy thay thế bằng một loại đồ uống khác như soda hoặc nước hoa quả.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 3

4. Tránh tu hết rượu: Một thói quen nguy hiểm khác là tu rượu. Uống quá nhanh có thể dẫn đến ngộ độc vì bạn đang đưa quá nhiều cồn vào trong cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn.

- Bất kỳ loại đồ uống có cồn nào mà gan của bạn không thể xử lý, chúng sẽ được đẩy vào trong máu và truyền đến não, làm tổn thương các tế bào và với liều đủ cao, có thể đóng sập cuống não.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 4

5. Chọn đồ uống chứa ít cồn hơn: Không phải tất cả các loại đồ uống đều chứa lượng cồn như nhau. Vì vậy, lựa chọn đồ uống chứa ít cồn có thể giúp ích cho bạn.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 5

6. Biết giới hạn của mình: Có rất nhiều yếu tố để xác định được lượng cồn giới hạn của bạn.  Song, cẩn thận vẫn là trên hết.

- Ví dụ, tốc độ uống ảnh hưởng đến lượng cồn giới hạn của bạn.

- Thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến giới hạn của bạn. Hàm lượng nước trong cơ thể giúp làm giảm lượng cồn trong máu. Vì vậy, nếu bạn vừa tập thể dục xong hoặc đổ mồ hôi, hoặc thời tiết nóng, ngưỡng giới hạn của bạn có thể xuống thấp hơn.

- Ngoài ra, sức khỏe cũng ảnh hưởng đến lượng rượu bạn có thể uống (như lượng rượu bạn thường uống). Nói cách khác, nếu bạn ít uống rượu, nó có thể ảnh hưởng đến bạn nhiều hơn.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 6

7. Bám sát vào kế hoạch đã đề ra: Ví dụ, tự nhủ bạn chỉ uống ba chén. Khi bạn uống hết ba chén, ngừng uống. Bạn cũng có thể chọn một mốc thời gian để ngừng uống rượu, chẳng hạn như bạn sẽ ngừng uống lúc 10 giờ tối.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 7

8. Có một người bạn không uống rượu đi cùng: Việc đưa theo một người bạn không uống rượu để lái xe luôn luôn là một lựa chọn thông minh. Hơn nữa, người này cũng có thể giúp bạn để mắt đến lượng rượu bạn uống.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 8

9. Ăn trước khi uống: Có thức ăn trong dạ dày giúp làm chậm quá trình hấp thụ rượu của cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị ngộ độc rượu ngay cả khi bạn đã ăn, do đó, đừng nghĩ rằng chỉ bằng cách ăn trước khi uống, bạn có thể uống bao nhiêu tùy ý.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 9

10. Tránh bị ép uống: Nói "không" khi bạn bè khuyến khích không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng. Thực tế, đó là điều hết sức khó khăn bởi bạn có bản năng muốn hòa nhập và làm hài lòng bạn bè . Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhất quyết, đặc biệt khi hậu quả có thể là ngộ độc rượu.

Cách 2: Giảm lượng cồn tiêu thụ mỗi ngày.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 10

1. Uống với ly nhỏ hơn: Ly càng nhỏ, lượng rượu đổ vào càng ít. Do đó, uống bằng ly nhỏ có thể giúp bạn làm giảm lượng cồn tiêu thụ.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 11

2. Chỉ uống 1 ly mỗi ngày: Cố gắng chỉ uống vừa phải. Đối với phụ nữ, chỉ nên uống 1 ly mỗi ngày. Đối với đàn ông, chỉ nên uống 2 chén mỗi ngày cho đến tuổi 65, sau đó bạn nên đổi sang chỉ uống 1 chén mỗi ngày.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 12

3. Tìm cách khác để thư giãn ngoài cách uống rượu: Một số người sử dụng rượu để thư giãn sau một ngày làm việc. Thay vào đó, hãy thử tìm các cách khác. Ví dụ như tập thể dục, đi dạo quanh công viên. Một lựa chọn khác là ngồi thiền hoặc hít thở sâu. Bạn cũng có thể dành thời gian cho gia đình và bạn bè hoặc làm điều mình thích.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 13

4. Bỏ qua một ngày: Hãy dành ít nhất một ngày không uống rượu mỗi tuần. Thậm chí chỉ cần bỏ qua một ngày cũng có thể giúp bạn làm giảm lượng cồn hấp thụ tổng thể của mình. Thử tăng lên hai ngày một tuần khi bạn đã bỏ qua một ngày thành công.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 14

5. Đừng dự trữ nhiều rượu bia: Ví dụ, nếu bạn chỉ có một chai rượu yêu thích, khi uống hết, công sức bạn bỏ ra để đi mua thêm nhiều hơn là chỉ cần lấy thêm chai khác từ ngăn tủ của mình. Điều này giúp hạn chế số lượng cồn tiêu thụ. Tương tự, hãy thử mua các đồ uống không cồn khác mà bạn thích và dự trữ chúng.

Cách 3: Giữ cho con trẻ được an toàn.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 15

1. Khóa tủ chứa đồ uống có cồn lại: Để giữ cho con bạn khỏi uống rượu, hãy khóa chúng ở nơi an toàn. Nếu không, trẻ nhỏ có thể vô tình uống phải.

Kỹ năng sơ cứu: Cách phòng tránh bị ngộ độc rượu 16

2. Cất những sản phẩm chứa cồn ra khỏi tầm với của trẻ: Những sản phẩm chứa cồn như mỹ phẩm và nước súc miệng vẫn có thể gây ra ngộ độc cồn. Vì thế, hãy đảm bảo chắc chắn những sản phẩm này được cất giữ cẩn thận.

Xuân Hồng/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO