Báo Điện tử Gia đình Mới

Kỹ năng sơ cứu: Cầm máu nhanh nhất bằng cách sử dụng ga-rô

Kỹ năng sử dụng garô này có thể sẽ trở nên cực kì hữu ích nhất là khi bạn cần phải sơ cứu cho người bị nạn hoặc chính bản thân bạn gặp tai nạn.

Ga-rô là một loại dây chắc, được áp dụng cho chân tay bị thương dùng để kiểm soát hoặc ngăn chặn sự mất máu trong các tình huống khẩn cấp.

ga-rô có thể cứu được mạng sống khi khó có thể nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời.

Tuy nhiên, chúng không phải là giải pháp lâu dài cho các chấn thương nghiêm trọng nhưng lại rất hiệu quả trong việc kiểm soát máu chảy trong một khoảng thời gian ngắn cho đến khi vết thương có thể được điều trị bởi bác sĩ.

Cách áp dụng ga-rô đúng đắn là rất quan trọng do nếu không được thực hiện chính xác (hoặc để quá lâu) kỹ thuật này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như chết mô và hoại tử.

Phần 1: Đánh giá vết thương.

Kỹ năng sơ cứu: Cầm máu nhanh nhất bằng cách sử dụng ga-rô 0

1. Xác định xem máu đang chảy từ đâu: Nếu bạn gặp một tình huống khẩn cấp, một người hoặc một con vật đang bị thương nặng và chảy máu, hãy tiếp cận nạn nhân với sự tự tin và trấn an tinh thần họ.

Giúp ai đó khi tình huống khẩn cấp xảy ra là một hành động dũng cảm, nhưng bạn cần phải đánh giá vết thương càng nhanh càng tốt. Giúp nạn nhân nằm xuống và tìm xem máu chảy từ đâu.

- Ga-rô chỉ có thể được sử dụng với chấn thương ở các chi, không phải với chấn thương trên vùng đầu hoặc thân. Chấn thương trên đầu và thân đòi hỏi phải có áp lực tác động cùng với một số vật liệu thấm hút để làm chậm hoặc ngừng chảy máu.

- Một người bị thương nặng cũng có thể sẽ yêu cầu các kỹ thuật sơ cứu cơ bản, chẳng hạn như CPR (làm thông dường thở, hồi sức qua miệng, lồng ngực) và phòng chống bị sốc.

- Thuật ngữ g"ga-rô" có nguồn gốc từ cuối những năm 1600 từ từ "tourner" trong tiếng Pháp, có nghĩa là "quay lại" hoặc "thắt chặt".

Kỹ năng sơ cứu: Cầm máu nhanh nhất bằng cách sử dụng ga-rô 1

2. Đặt áp lực vào vết thương: Phần lớn các vết thương chảy máu bên ngoài có thể được kiểm soát bằng áp lực trực tiếp. Vì vậy, hãy lấy một vật có thể thấm hút và sạch, chẳng hạn như một miếng gạc vô trùng (hoặc áo của bạn), và đặt lên trên vết thương với áp lực đáng kể.

Mục đích của việc làm này là để bịt vết thương và thúc đẩy quá trình đông máu do máu sẽ không thể không đông lại khi tự do chảy. Bông gạc (hoặc vật thấm hút như terrycloth và vải cotton) hoạt động tốt để ngăn máu chảy khỏi vết thương.

Nếu máu thấm qua gạc, khăn hoặc quần áo, hãy đặt thêm một lớp vật liệu thấm hút nữa (không cởi phần băng dùng để bịt lúc đầu). Lột bỏ phần băng dính máu từ vết thương sẽ loại bỏ các yếu tố giúp đông máu được hình thành và khuyến khích máu tiếp tục chảy.

Tuy nhiên, nếu vết thương quá nặng và máu không thể ngừng chảy ngay cả khi đã được áp dụng áp lực thì lúc đó (và chỉ duy nhất lúc đó) bạn mới nên cân nhắc sử dụng ga-rô.

- Nếu không kiểm soát được, máu chảy sẽ dẫn đến sốc và cuối cùng là tử vong.

- Nếu có thể, hãy sử dụng latex hoặc một loại găng tay tương tự khi tiếp xúc với máu của người khác để giúp ngăn chặn sự lây truyền của một số bệnh nhất định.

- Ngay cả khi bạn phải sử dụng ga-rô, hãy giữ nguyên phần băng trên vết thương do chúng sẽ giúp thúc đẩy quá trình đông máu khi máu chảy chậm lại.

- Giữ vết thương ở trên cao nếu có thể. Thường thì sự kết hợp giữa áp lực và sự giảm xuống của lực hấp dẫn tác dụng lên dòng chảy của máu trong các mạch sẽ đủ để ngăn máu chảy và cho phép hình thành máu đông.

  Ở Việt Nam, trong tình huống khẩn cấp thì gọi 115

Ở Việt Nam, trong tình huống khẩn cấp thì gọi 115

3. Giúp người bị thương giữ bình tĩnh: Trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào, hoảng loạn có thể gây ra nhiều thiệt hại không đáng có. Vì thế, hãy cố gắng giữ cho nạn nhân bình tĩnh.

Ngăn không cho họ nhìn vào vết thương của mình nếu có thể do nhiều người bị hoảng loạn khi nhìn thấy máu. Bạn nên cho họ biết về việc mình sẽ làm như dùng băng và/ hoặc ga-rô. Cho người bị nạn biết cấp cứu đang trên đường tới cũng là một việc làm rất quan trọng.

- Hãy thử gọi cho cấp cứu (hoặc người ngoài cuộc) ngay khi bạn có thể. Trong hầu hết các trường hợp chấn thương nghiêm trọng, việc sử dụng băng và/ hoặc ga-rô chỉ đơn thuần giúp câu thời gian để nhân viên y tế có thể tiếp quản và làm những việc cần thiết.

- Giúp cho người bị thương cảm thấy càng thoải mái càng tốt trong khi bạn giúp họ. Đừng quên đặt vật kê để đệm dưới đầu họ.

Phần 2: Sử dụng ga-rô.

Kỹ năng sơ cứu: Cầm máu nhanh nhất bằng cách sử dụng ga-rô 3

1. Chọn loại vật liệu thích hợp: Nếu bạn sẵn có ga-rô y tế chuẩn thì điều này rất tuyệt. Nhưng trong hầu hết các tình huống khẩn cấp, bạn sẽ phải ứng biến. Trong trường hợp không có ga-rô chuẩn, hãy tìm một vật khỏe và dẻo (không quá co giãn), nhưng đủ dài để quấn quanh chân hoặc tay bị thương.

- Lựa chọn lý tưởng là cà vạt, bandana, thắt lưng da, dây đai từ ba lô hoặc túi xách, áo sơ mi cotton hoặc vớ dài.

- Để giảm thiểu khả năng da bị cắt vào khi thực hiện kỹ thuật này, hãy đảm bảo ga-rô tự chế có chiều rộng tối thiểu là một inch và lý tưởng là hai đến ba inch.

Nếu ga-rô này được dùng cho ngón tay thì chiều rộng hơi nhỏ một chút cũng được nhưng tránh sử dụng các loại dây buộc nhỏ, dây điện, chỉ nha khoa v.v.

- Trong tình huống khẩn cấp khi máu chảy nhiều, bạn cần phải biết rằng máu sẽ dính lên quần áo của mình. Do đó, đừng ngần ngại sử dụng quần áo mình mặc làm ga-rô.

Kỹ năng sơ cứu: Cầm máu nhanh nhất bằng cách sử dụng ga-rô 4

2. Buộc ga-rô giữa tim và vết thương: Đặt ga-rô vòng quanh phần tay (chân) bị thương, giữa vết thương hở và tim (hoặc gần vết thương hơn) - mục đích của kỹ thuật này là cắt đứt dòng chảy mạnh bên trong các động mạch chảy từ tim. Cụ thể hơn, đặt ga-rô cách mép vết thương khoảng hai đến bốn inch. Đừng đặt trực tiếp lên vết thương.

- Đối với những vết thương nằm ngay dưới khớp (như khuỷu tay hoặc đầu gối), đặt ga-rô ngay phía trên và càng gần khớp càng tốt.

- ga-rô nên có đệm bên dưới để ngăn chặn các thiệt hại về da. Do đó, bạn có thể sử dụng quần áo của nạn nhân để đặt phía dưới nếu có thể.

- Nếu ga-rô đủ dài, quấn nó xung quanh chân tay bị thương nhiều lần và giữ nếp quấn bằng phẳng nhất có thể. Bạn muốn ga-rô quấn đủ chặt để ngăn chặn lưu lượng máu trong động mạch, nhưng không cắt vào hoặc gây thiệt hại mô mềm trong khi thực hiện.

Kỹ năng sơ cứu: Cầm máu nhanh nhất bằng cách sử dụng ga-rô 5

3. Dùng một cái que hoặc gậy để bó chặt: Buộc một nút sau khi bạn quấn chặt ga-rô có thể là không đủ để kiểm soát dòng chảy của máu. Vì thế, sử dụng một số loại thanh hoặc que bằng gỗ hoặc nhựa dài (dài ít nhất bốn inch) làm thiết bị xoắn có thể sẽ trở hữu ích.

- Đầu tiên, buộc một nửa nút thắt với ga-rô, sau đó đặt que gỗ lên trên trước khi buộc nút còn lại.

- Sau đó, bạn có thể xoay que gỗ cho đến khi ga-rô bị bó chặt quanh chân tay bị thương và máu ngừng chảy.

- Cành cây nhỏ, tuốc nơ vít hoặc cờ lê, đèn pin nhỏ, hoặc bút đánh dấu dày đều có thể làm thiết bị xoắn cho ga-rô.

Phần 3: Giảm biến chứng.

Kỹ năng sơ cứu: Cầm máu nhanh nhất bằng cách sử dụng ga-rô 6

1. Đừng buộc ga-rô quá lâu: Việc sử dụng ga-rô chỉ là tạm thời và trong một thời gian ngắn. Mặc dù không có nghiên cứu nào cho thấy khoảng thời gian chính xác trước khi nguồn cung cấp máu thiếu hụt bắt đầu gây tử vong mô (hoại tử) do mọi người đều khác nhau về mặt sinh lý.

- Nếu hoại tử xảy ra, khả năng phải cắt cụt chân hoặc tay là rất cao. Nhìn chung, hai giờ được coi là khoảng thời gian ga-rô được quấn trước khi chấn thương thần kinh cơ bắt đầu (mất chức năng bình thường) hoặc có thể là 3- 4 tiếng trước khi hoại tử trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong tình huống khẩn cấp mà không có sự giúp đỡ y tế gần kề, bạn có thể sẽ phải lựa chọn hy sinh một chi để cứu một mạng sống.

- Nếu bạn nghĩ rằng trợ giúp y tế mất nhiều hơn hai tiếng để đến, bạn có thể làm mát chi với nước đá hoặc nước lạnh (trong khi nâng cao lên) nếu có thể - điều này có thể giúp trì hoãn tổn thương mô và mất chức năng.

- Đánh dấu trán của nạn nhân bằng chữ "T" để chỉ ra rằng ga-rô đã được áp dụng, và cũng hãy lưu ý thời điểm nó được áp dụng để nhân viên y tế biết.

Kỹ năng sơ cứu: Cầm máu nhanh nhất bằng cách sử dụng ga-rô 7

2. Giữ vết thương càng sạch càng tốt: Lý tưởng nhất, ga-rô sẽ giúp ngừng hoặc làm chậm đáng kể dòng chảy của máu trong động mạch từ vết thương. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chăm sóc để ngăn chặn bụi bẩn hoặc mảnh vỡ rơi vào vết thương.

Mọi vết thương hở đều có nguy cơ bị nhiễm trùng. Trước khi áp dụng áp lực và đặt băng lên vết thương, rửa vết thương bằng nước sạch là một ý tưởng hay. Song, một khi gạc hoặc băng được đặt lên, bạn không nên loại bỏ chúng. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn chặn các mảnh vụn rơi vào bằng cách phủ lên một tấm chăn hoặc sử dụng quần áo.

- Nếu không có găng tay cao su để đeo, hãy tìm xung quanh hoặc hỏi xin người khác xà phòng diệt khuẩn hoặc nước rửa tay khô để rửa sạch tay trước khi chạm vào vết thương.

- Nếu bạn có sẵn nước muối vô trùng, đây là cách tốt nhất để làm sạch vết thương. Nếu không, rượu, giấm, mật ong tự nhiên, oxy già và thuốc tẩy có sẵn cũng có thể được sử dụng trên tay hoặc vết thương của nạn nhân trước được băng bó.

Kỹ năng sơ cứu: Cầm máu nhanh nhất bằng cách sử dụng ga-rô 8

3. Cung cấp hơi ấm và nước: Nếu sự trợ giúp y tế bị trì hoãn vì bất cứ lý do gì, nạn nhân có thể cảm thấy hơi run và khát do mất máu nghiêm trọng. Mức độ họ trải nghiệm những vấn đề này phụ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh và lượng máu bị mất.

Vì thế, hãy tìm một tấm chăn hoặc quần áo để giúp nạn nhân giữ ấm và cho họ uống nước lọc hoặc nước trái cây. Rùng mình có thể là dấu hiệu của sốc do thiếu máu, điều mà cũng có thể gây ra thở gấp, lú lẫn, lo lắng, da bị lởm chởm, xanh xao và mất ý thức.

- Có thể sẽ không có nhiều việc bạn có thể làm để tránh sốc, nhưng bạn có thể nói cho nhân viên y tế biết những quan sát của bạn khi họ đến.

- Mất máu càng lớn và càng nhanh thì các triệu chứng sốc càng nặng.

- Hội chứng sau ga-rô thường kéo dài từ một đến sáu tuần và bao gồm cơ thể yếu, tê, uể oải và cứng khớp ở chân tay bị thương.

Xuân Hồng/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO