Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Làm cách nào để con không cảm thấy bị ‘ra rìa’ sau khi mẹ sinh em bé?

Không liên quan đến độ tuổi của đứa con con đầu, dù cách xa em đến 10 tuổi hay chỉ nửa tuổi, con bạn sẽ có cảm xúc ghen tị khi mẹ sinh thêm em bé.

tre co em_1

 Sự ghen tị có nhiều cách để thể hiện, một trong số đó là: 'Ai mua em bé nhà tôi không!!'

Dù đó là điều không tránh khỏi nhưng việc bố mẹ ứng xử với cảm xúc ghen tị của đứa con lớn như thế nào chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cách mà bé nhìn nhận đứa em mình: như một người bạn hay như ‘kẻ đối đầu’ trong suốt tuổi thơ.

Những mẹo ứng xử theo từng độ tuổi của con sau đây sẽ rất hữu ích nếu con bạn đang chuẩn bị có em.

1. Con đầu lòng dưới 24 tháng tuổi

Những điều mẹ có thể mong đợi:

Isaac, con trai tôi được 15 tháng tuổi khi em trai nó, Ben, vừa chào đời. Đứa bé lúc này hầu như rất ‘lơ mơ’ trong nhận thức về việc có em.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà trẻ có thể thích nghi dễ dàng hơn để trở thành một anh/chị cả khi chưa đến 2 tuổi.

‘Đây là thời điểm khó khăn nhất để đứa con đầu lòng chấp nhận có em’ - Fran Walfish, bác sĩ tâm lý, tác giả của cuốn ‘The Self-Aware Parent’ (Những điều tự cảm nhận để trở thành cha mẹ tốt – tạm dịch).

‘Mỗi đứa trẻ cần một thìa đầy ắp tình cảm của mẹ, hai năm tuổi là một thìa đầy như vậy, ít hơn có thể làm tăng lòng ghen tị và chống lại việc chấp nhận em bé như một thành viên chính thức của gia đình’ – Fran Walfish nhận xét.

Nếu con lớn hơn của bạn không hài lòng bởi sự xuất hiện của em bé ngay từ đầu, và bạn không có cách nào để ‘điều trị’ nỗi buồn này, có thể là bé sẽ bị tổn thương mãi mãi vì điều này.

Thường thì sự phản ứng chưa phát triển đến mức ghen tị và cáu giận dữ dội cho đến khi đứa em bắt đầu biết bò và chộp lấy những thứ đồ chơi, đồ dùng của anh/chị.

Làm cách nào để giúp bé:

Hãy tự trấn tĩnh ngay bây giờ. Nếu bạn đã điềm tĩnh, hãy đảm bảo rằng có thể thu xếp thời gian để có thể ở riêng với con lớn của bạn một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày.

Có thể chỉ là 15 phút để kể chuyện cho con nghe, trong khi bé em đang được một người khác trong gia đình chăm sóc.

Hãy tự nhắc mình luôn luôn mỉm cười khi con chạy vào phòng, giống như trước kia bạn vẫn thường làm, khi bạn chưa quá kiệt sức vì chăm sóc hai đứa trẻ.

Không mất sức nhiều để mỉm cười và tặng một cái ôm, hôn thật kêu đứa con nhỏ lúc nào cũng đang khao khát tình cảm của mẹ, phải không?

Tất nhiên, trẻ nhỏ, dù có em hay không có em, cũng rất nhõng nhẹo phức tạp. Bạn đừng rơi vào trạng thái nịnh nọt hoặc (thậm chí) cầu xin con của mình khi xảy ra những xung đột.

Ví dụ, con lớn đòi bế khi bạn đạng cho con nhỏ bú, hãy nói với cô/cậu bé: ‘Con sẽ hơi buồn một chút vì mẹ không thể bế con được. Mẹ cũng buồn. Đến đây và ngồi sát với mẹ và em bé. Khi nào xong mẹ bế con nhé!’

tre co em_2

 Hai bé sinh cách nhau chưa đến 2 tuổi sẽ là một thử thách lớn với mẹ

Con lớn 2 – 3 tuổi.

Những điều mẹ có thể mong đợi:

Rất nhiều bé con ở tuổi này trở nên khóc lóc, ghen tị, bám dính mẹ sau khi có em.

‘Ngay khi tôi mới sinh thêm bé út, một trong hai chị gái song sinh của bé trở nên vô cùng ghen tị’ - Amy Shoaff, một bà mẹ ở California (Mĩ ) nhớ lại – ‘Bé lớn cứ đòi mẹ rắc phấn rôm lên người, giống như mẹ làm cho em bé, và cô ấy khóc lóc gào thét đòi bằng được mới thôi’.

Trẻ lớn sẽ có nhiều biểu hiện ‘thụt lùi’ khi có em: muốn ‘tu ti’ trở lại mặc dù bé đã ăn dặm hoặc bú bình; muốn quay lại ngủ cùng giường với mẹ mặc dù đã được huấn luyện ra ngủ riêng…

Thời gian dỗ dành cho bé ngủ có thể kéo dài với những cơn gào khóc. Hoặc bé đã đi ngủ, nhưng 3 giờ sáng lại dậy và gào khóc…

‘Hầu hết trẻ mầm non đều vô cùng căng thẳng khi có thêm em bé. Một số bé thì muốn trở thành bé con, y hệt như em bé mới sinh, ngược lại, một số muốn tự làm tất cả, trở nên độc lập và và tách biệt khỏi gia đình’ – Bác sĩ tâm lý Jenn Berman, cho biết.

Làm cách nào để giúp bé

Bé đang có những cảm xúc lẫn lộn, vì vậy hãy giúp bé chấp nhận chúng.

Hãy thử một cái gì đó như, chơi trò ‘giả vờ làm em bé’ với con.

Ví dụ, mẹ ngồi trên võng hoặc trên xích đu, cho con ngồi trên lòng mẹ, ôm con như ôm một bé gái sơ sinh, đung đưa và hát ru.

Con gái tôi, Hannah, và tôi từng làm thế khi Isaac mới sinh ra: Bé ngồi trên đùi tôi, chân đã dài thượt khỏi chiếc ghế rocking, bé giả vờ những tiếng ‘u ơ’ như đứa em mới sinh. Làm như thế một lúc thì cả hai mẹ con đều cười phá lên.

Tôi càng ‘giả vờ’ thích thú, trò chơi càng buồn cười… thì nỗi buồn trong lòng con bé càng vơi bớt. Cô bé không còn yêu cầu chơi ‘giả vờ làm em bé’ như thế nữa sau vài lần.

Để giúp bé lớn thích nghi với lịch trình hàng ngày, hãy chuẩn bị từ khi bạn mang bầu đứa con thứ hai. Thời gian để dỗ con đi ngủ có thể rút ngắn, bạn có thể phải nhờ chồng làm giúp vài việc như cho con lớn ăn sáng, tắm cho con…

Hãy chuẩn bị để mọi thứ đi vào nề nếp ít nhất vài tuần trước khi em bé chào đời.

Điều quan trọng không kém là tránh đổ lỗi cho bé em mới sinh về những thay đổi tiêu cực trong đời sống của cả gia đình – đó là một công thức cho sự oán giận.

Trẻ lớn 4 – 6 tuổi

Những điều mẹ có thể mong đợi

Trẻ ở lứa tuổi này đã trưởng thành hơn nhiều. Các bé có thể hiểu được đôi chút khi cha mẹ nói về việc sắp có em.

Nếu bé làm gì nghịch ngợm cha mẹ đã có thể giải thích, nếu bé em đòi đồ chơi của anh/chị, có thể dạy bé cách để các món đồ chơi xa khỏi tầm mắt của em…

Kỹ năng hợp tác của trẻ ở độ tuổi này đã tốt hơn. Chúng cũng có những thú vui khác ngoài mẹ, ví dụ ở trường mầm non, sân chơi hay các hoạt động ngoài trời.

Thế giới của bé đã mở rộng và bé không còn quá lệ thuộc vào bạn. Nhưng, tuy nhiên, bạn vẫn là người bé gắn bé nhất.

Nếu không nhật được sự quan tâm cần thiết từ mẹ, bé có thể cảm thấy sợ hãi bị bỏ rơi và bắt đầu hình thành phản ứng tiêu cực.

group-of-sisters_zlmo65

 Cách ứng xử của cha mẹ có thể giúp bé vui vẻ chào đón em hay coi em như 'kẻ đối đầu'

Làm cách nào để giúp bé

Tiến sĩ Berman nói: ‘Một mình với con là một liều thuốc giải độc tốt nhất cho nỗi sợ bị bỏ rơi của con đầu lòng. Ngay cả khi đó chỉ là một chuyến đi đến cửa hàng tạp hoá, hãy rủ con đi cùng.

Và khi đứa em ‘gây chuyện’, hãy là người biện hộ cho bé em: ‘Con cho em mượn đồ chơi một chút cho em khỏi khóc’, ‘Cho em ngó cuốn sách của chị một chút xem chị vẽ đẹp thế nào’…

Hãy luôn nói với con: ‘Mẹ biết là không dễ dàng để con nhường em, nhưng hãy thử. Con sẽ thấy em lớn lên và ngoan hơn từng ngày’.

Trẻ lớn 7 – 8 tuổi

Những điều bạn có thể mong đợi

Nếu bạn hỏi con về cảm xúc của con, có thể con sẽ nói: ‘Bình thường ạ’.

Sẽ mất công hơn để trẻ ở lứa tuổi này cởi mở và nói về cảm xúc của các con. Sự ghen tị không được nói ra những nó có thể trở thành sự phản đối, quay lưng lại, hoặc bỏ qua sự thừa nhận đứa trẻ.

Làm cách nào để giúp bé

Khi con tôi ở lứa tuổi này, tôi thường trò chuyện với con 10 phút rất thân mật trước khi đi ngủ. Trong khi con chẳng nói gì trong suốt quãng đường từ nhà đến trường thì bé lại trò chuyện rất nhiều vào 8h15 buổi tối. Dường như ‘ánh sáng ban đêm’ có khả năng xoa dịu và giúp con thổ lộ mọi chuyện.

Bác sĩ Walfish khuyên các bậc cha mẹ nên hỏi trẻ xem con còn nhớ mọi chuyện đã như thế nào khi con chưa có em, và mọi chuyện đến giờ có gì khác.

Hãy hỏi con chuyện gì thật khó khi làm anh, làm chị và chuyện gì thật buồn cười…

Nếu con bày tỏ con cảm thấy ghen tị, hãy khẳng định cho con hiểu ‘Ba/mẹ vẫn luôn yêu con!’

Thậm chí, bạn đã có thể kể với con rằng khi còn nhỏ, bạn cũng từng có cảm giác ghen tị với anh/chị em ruột của mình.

Có nhiều cách để gắn kết bé lớn với em của chúng: nhờ con quấn khăn cho em khi em vừa được tắm xong, nhờ con đọc truyện cho em bé khi mẹ đang gấp quần áo bên cạnh, nhờ con hát hò để em bé ‘mất cảnh giác’ trong lúc mẹ thay tã cho em....  

Hãy làm tất cả để con cảm thấy vui và cảm thấy mình thực sự là ‘anh hai’ hay ‘chị cả’ có vai trò quan trọng trong gia đình.

tre co em_3

 Có nhiều cách để trẻ vui vẻ và gắn kết với em bé mới sinh

5 cách để giúp trẻ mọi lứa tuổi thích nghi với việc có em

1. Đừng định kiến về những cảm xúc tiêu cực của con bạn. Hãy cố gắng suy nghĩ tích cực và làm mọi cách để bé cảm thấy vui vẻ hơn

2. Hãy cứ tỏ ra ngờ nghệch, hưởng ứng theo bé lớn trong những tình huống như: ‘À, được, cứ thử xây một cái chuồng chó thật đẹp để cho em bé có thể ở trong sân sau’

3. Nhưng đừng tỏ ra hưởng ứng quá dễ dãi và thường xuyên khi bạn cố gắng xoa dịu những cảm xúc của bé

4. Hãy nhận ra và khen ngợi ngay lập tức khi con bạn có những cử chỉ dễ thương với em bé

5. Hãy thấy hiểu việc chấp nhận em bé mới sinh là cả một quá trình. Nếu bạn không biết làm thế nào, hãy nói chuyện với những bà mẹ có nhiều kinh nghiệm hơn, bác sĩ nhi khoa hoặc các chuyên gia tâm lý

Khi tôi có đứa con thứ hai, Isaac, một người bạn đã kể cho tôi nghe câu chuyện không được vui vẻ lắm: Một bạn đồng nghiệp của cô ấy cũng sinh đứa con thứ hai, trong khi đang cho con út ngủ trong phòng khách, đã nghe thấy đứa con lớn mới 3 tuổi, nói với bạn của nó: ‘Khi nào mẹ đi vào bếp, chúng mình có thể nhổ nước bọt vào em bé!’

Tôi đã sợ hết hồn, nghĩ rằng phải đảm bảo không có cái kiểu ghen tị như vậy trong nhà mình. Đến giờ, tôi chắc là không có nhổ nước bọt, nhưng cũng có không ít ‘tội lỗi’ kiểu khác.

Bé chị nhà tôi, 3 tuổi, thì đã gợi ý với mẹ, kèm theo nụ cười cực ngọt ngào, rằng cô ấy sẽ dựng cho đứa em mới sinh của cô ấy ‘một cái chuồng chó thực sự đẹp ở sân sau và em bé có thể ra đó ở’.

Phương Phương/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO