Báo Điện tử Gia đình Mới

Cha mẹ cần làm gì khi con bị sốt vì nắng nóng?

Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu thời tiết nóng bức trẻ dễ bị ốm, sốt. Khi trẻ bị sốt, cơ thể sẽ mệt mỏi sinh ra phản ứng quấy khóc làm cha mẹ lo lắng tìm mọi cách để hạ nhiệt.

Bác sĩ chuyên khoa nhi Hoàng Công Trang, Bệnh viện ĐK Nông Nghiệp khẳng định, hầu hết sự lo âu thái quá của người lớn khi trẻ bị sốt là không hợp lý vì sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể.

Sốt là triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể trẻ khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn.

Sốt là phản ứng của cơ thể trẻ khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc mắc một bệnh lý

Sốt là phản ứng của cơ thể trẻ khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc mắc một bệnh lý

Ngoài ra, nguyên nhân gây sốt ở trẻ cũng có thể do ký sinh trùng, nấm, do các bệnh lý hệ thống, bệnh ác tính…

Nhưng nếu trẻ sốt nhẹ, không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì không cần lo lắng và không cần tìm cách hạ nhiệt, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên và phần lớn các bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi.

Một đứa trẻ được coi là bị sốt khi nhiệt độ đo được ở nách trẻ lớn ≥ 37,5 độ C, Để biết chính xác nhiệt độ cơ thể trẻ, cha mẹ nên đặt nhiệt kế ở nách trẻ, không đo ở miệng, trán hay hậu môn.

bac-si-hoang-cong-trang-1715
Hầu hết sự lo âu thái quá của người lớn khi trẻ bị sốt là không hợp lý vì sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể.

Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5 - 38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn. Cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ.

Đặc biệt, có trường hợp bé sốt cao sẽ khó chịu, khô môi miệng... thậm chí gây co giật. Khi trẻ bị co giật thì bố mẹ bình tĩnh đặt trẻ nằm nghiêng để nếu có đờm dãi sẽ chảy ra ngoài, không gây sặc.

Cha mẹ nên chú ý để đầu cổ thẳng, sẽ không cản trở hô hấp của trẻ. Cần chờ khi hết cơn co giật thì lấy chiếc khăn mỏng đặt vào giữa hai hàm răng của trẻ, để phòng cơn co giật sau, rồi đưa trẻ đến cơ sở y tế. Trong tình huống này, không dùng ngón tay hay vật cứng để chặn giữa hai hàm răng.

Đánh giá mức độ sốt: 

+ Khi nhiệt độ từ 37,5 đến dưới 38 độ C là sốt nhẹ. 

+ Khi nhiệt độ từ 38 đến dưới 39 độ C là sốt vừa. 

+ Khi nhiệt độ từ 39 - 41 độ C là sốt cao. 

+ Khi nhiệt độ trên 41 độ C là sốt rất cao.

Bác sĩ chuyên khoa nhi Hoàng Công Trang, Bệnh viện ĐK Nông Nghiệp

Bác sĩ chuyên khoa nhi Hoàng Công Trang, Bệnh viện ĐK Nông Nghiệp

Theo bác sĩ Hoàng Công Trang, khi trẻ chẳng may bị sốt vì nắng nóng, cha mẹ cần làm những điều sau để hạn chế những nguy hiểm đối với sức khỏe trẻ:

- Cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên, cho trẻ uống thuốc hạ sốt (nên dùng Paracetamol) khi nhiệt độ cơ thể trẻ ≥ 38,5 độ C. Liều lượng Paracetamol 10mg/kg/lần (4 - 6 tiếng/lần)

- Nới lỏng quần áo cho trẻ.

- Chườm ấm bằng khăn mềm hoặc lau người trẻ bằng khăn ấm

- Cho trẻ uống nhiều nước: oresol, nước hoa quả, nước lọc, cháo, súp, sữa...

- Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày ốm, sốt

- Chú ý không nên truyền nước cho trẻ khi không có chỉ định của bác sỹ

Cha mẹ đưa trẻ đi gặp bác sĩ trong trường hợp:

- Sốt quá 2 ngày mà không có dấu hiệu hạ sốt

- Sốt cao liên tục, uống hạ sốt không hạ nhiệt độ

- Sốt đi kèm với một trong các biểu hiện: ho nhiều, khó thở, tiêu chảy, nôn ọe, co giật, li bì, bỏ ăn…

Linh Nhi/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO