Báo Điện tử Gia đình Mới

Lý giải vì sao nghệ thuật chăm sóc khách hàng ở Nhật Bản là số 1 thế giới

Cách người Nhật đối xử với khách hàng không chỉ là vấn đề marketing và dịch vụ mà còn thể hiện sự tự tôn và tôn trọng ‘thượng đế’.

cham-soc-khach-hang-o-nhat

Chăm sóc khách hàng là giá trị cốt lõi của một xã hội Nhật không ngừng chuyển mình, là nét đẹp thu hút hàng triệu người đến với đất nước này hàng năm.

Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu những lý do làm nên ngành dịch vụ hàng đầu thế giới ở đất nước này.

Lòng hiếu khách và lịch sự là một phần không thể thiếu trong đời sống

Nhân viên tàu điện ngầm cúi đầu xin lỗi khách, một cảnh tượng phổ biến ở Nhật

Nhân viên tàu điện ngầm cúi đầu xin lỗi khách, một cảnh tượng phổ biến ở Nhật

Bạn có thể tìm thấy sự tôn trọng và lịch sự ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống thường nhật ở Nhật Bản - chính điều đó ảnh hưởng to lớn đến cách người Nhật đối xử với khách hàng.

Chắc hẳn chỉ ở Nhật mới có chuyện đầu bếp của một quán ăn dẫn bạn đến nhà hàng bạn cần tìm hoặc tiễn bạn ra tận cửa sau khi bạn dùng bữa để cúi chào và nói lời cảm ơn.

Các nhà hàng Nhật luôn để những chiếc giỏ nhỏ bên dưới hoặc bên cạnh bàn ăn để khách hàng bỏ túi và áo khoác vào trong.

Tại các ga tàu điện ngầm hoặc tàu Shinkansen, những người lao công cúi chào đoàn tàu khi nó cập bến.

Tại các ga tàu điện ngầm hoặc tàu Shinkansen, những người lao công cúi chào đoàn tàu khi nó cập bến.

Nhật cũng là nơi những người lái xe taxi đeo găng tay trắng, ghế ngồi có bọc ren, cửa xe mở tự động từ bên trong.

Tại các ga tàu điện ngầm hoặc tàu Shinkansen, những người lao công cúi chào đoàn tàu khi nó cập bến.

Người Nhật luôn nhìn nhận vấn đề từ góc độ của khách hàng để xem họ cần gì, từ đó cố gắng mang đến dịch vụ hoàn hảo nhất có thể.

Khách hàng tẩy chay

Empty

Khách hàng Nhật là những người khó tính. Một cuộc điều tra của American Express International cho thấy, 76% người Nhật tìm đến dịch vụ khác nếu không hài lòng về chất lượng phục vụ.

Nhìn từ góc độ quản lý, khi một sai sót có thể khiến bạn mất đi khách hàng vĩnh viễn, vấn đề dịch vụ khách hàng phải được đưa lên hàng đầu trong khâu đào tạo nhân viên và vận hành doanh nghiệp.

Đó là điều các công ty phải làm nếu muốn thành công vì người Nhật thường không phàn nàn về chất lượng phục vụ mà sẽ tẩy chay dịch vụ hoàn toàn.

Tiêu chuẩn cao của khách hàng thậm chí còn tạo nên một quy luật tự đào thải trong kinh doanh: các doanh nghiệp cố gắng đưa ra dịch vụ cạnh tranh nhất, từ đó nâng cao quy chuẩn chất lượng chung.

Khi dịch vụ là một niềm tự hào

Người Nhật coi việc phục vụ khách hàng là bổn phận và niềm tự hào của mình mà không đòi hỏi được nhận lại bất cứ điều gì.

Vì vậy họ không chấp nhận tiền boa từ khách hàng, thậm chí còn cảm thấy bị xúc phạm.

Tự động hóa các dịch vụ

Ước tính ở Nhật, cứ 23 người có 1 máy bán hàng tự động - Nguồn: Muza-chan

Ước tính ở Nhật, cứ 23 người có 1 máy bán hàng tự động - Nguồn: Muza-chan

Ít ở nơi đâu mà các máy bán hàng tự động xuất hiện phổ biến như ở Nhật, mang lại các dịch vụ nhanh, hiệu quả, tiện ích và thoải mái.

Người Nhật cũng đã áp dụng chiếc thẻ giao thông từ lâu, giúp bạn không cần mua vé tàu điện mỗi khi vào ga, tiết kiệm thời gian và tránh phát sinh nhiều phiền toái.

Nếu không sử dụng hết tiền trong thẻ, bạn thậm chí có thể dùng chiếc thẻ đó để mua hàng hóa như thẻ tín dụng hoặc rút tiền ra một cách dễ dàng.

Quỳnh Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO