Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những món gì?

Mâm cỗ cúng Táo quân gồm những món gì, chuẩn bị cỗ cúng ông Công ông Táo như thế nào mới đúng?

Nguồn gốc và ý nghĩa của việc cúng Táo quân 

23 tháng Chạp hàng năm được biết đến là ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt. Đây là thời điểm các Táo cưới cá chép bay về thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng chuyện thành bại trong suốt một năm qua tại gia đình mà mình cai quản. Biết về lễ cúng Táo quân là thế nhưng không phải ai cũng nắm được nguồn gốc cũng như ý nghĩa sâu xa của ngày này.

Theo sách xưa còn ghi lại, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần của Lão giáo Trung Quốc là: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Khi tục này truyền vào Việt Nam đã được người Việt chuyển hóa thành sự thích hai ông một bà là: Thần Đất, thần Nhà, thần Bếp.

Người Việt thờ cúng ba vị thần này với mong muốn họ sẽ phù hộ và giúp giữ lửa để gia đình luôn nồng ấm, hạnh phúc. Đặc biệt, vì quanh năm đều sống trong bếp do đó các vị thần này biết được hết những điều hay dở của gia đình bởi vậy để thần báo cáo điều hay bớt nói những điều xấu với Ngọc Hoàng gia chủ sẽ làm lễ tiến Táo quân về trời.

mam-co-cung-ong-cong-ong-tao-gom-nhung-mon-gi

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có đầy đủ các món mặn, ngọt tùy điều kiện của từng gia đình

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những món gì?

Tùy vào quan niệm của từng vùng mà lễ cúng ông Công ông Táo là khác nhau. Tuy nhiên, xét về điểm chung thì cả ba miền đều có những món sau trên mâm cúng ông Công ông Táo:

- Bộ mũ ông Công ông Táo: Hai bộ mũ có cánh chuồn và một bộ mũ không có cánh chuồn cho bà Táo. Hầu hết các mũ này đều được trang trí rất lộng lẫy với gương nhỏ tròn lóng lánh cùng giây kim tuyến rực rỡ sắc màu. Ngoài ba bộ mũ, gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm tiền vàng. Ở một số vùng người ta chỉ cúng một bộ mũ áo hia cùng tiền vàng để giản đơn lễ cúng.

Hầu hết các đồ vàng mã này đều được hóa vàng ngay sau khi lễ cúng kết thúc. Sau lễ này gia chủ sẽ lập một bài vị mới cho Táo quân.

- Ba con cá chép còn sống: Người miền Bắc còn chuẩn bị thêm bộ ba cá chép vàng còn sống thả trong bát nước để trên mâm cúng ông Táo với ngụ ý cá chép hóa rông đưa ông Công ông Táo về chầu trời. Sau lễ cúng, gia chủ sẽ phóng sinh cá ra ao hồ, sống suối. 

Nếu như người miền Bắc có cá thì người dân miền Trung lại cúng Táo quân bằng ngựa giấy đầy đủ yên cương.

- Mâm cỗ mặn: Mâm cỗ mặn cúng Táo quân sẽ được chuẩn bị với đủ đầy các món mặn ngọt khác nhau trong đó có món xào, luộc, xôi, hương, hoa, trà, quả, rượu, thịt...

Cúng ông Công ông Táo vào ngày nào mới đúng?

Thông thường người Việt sẽ tiến hành cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 hoặc đúng ngày 23 tháng Chạp. Theo các chuyên gia, thời điểm lí tưởng nhất để tiễn Táo về trời chính là khung giờ Ngọ của ngày 23 tháng Chạp (trước 12h trưa).

Tùy vào hoàn cảnh gia đình, công việc mà linh động thời gian cúng tuy nhiên không nên cúng sau 12h trưa ngày 23.

Xem thêm:

H.G/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO