Báo Điện tử Gia đình Mới

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Hướng dẫn sắm lễ đúng phong tục

Giao thừa là thời khắc quan trọng nhất trong năm. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng tươm tất. Vậy mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

  Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Hướng dẫn sắm lễ đúng phong tục

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Hướng dẫn sắm lễ đúng phong tục

Như chúng ta đã biết, giao thừa là khoảnh khắc giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là nghi lễ thiêng liêng của người Việt vào ngày cuối cùng của năm.

Thông thường, người Việt sẽ tiến hành làm lễ giao thừa vào đêm 30. Dưới đây là hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời đúng phong tục mà không phải ai cũng biết.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Theo quan niệm của người Việt, mâm cúng giao thừa ngoài trời giống như 1 buổi tiệc tiễn đưa vị quan hành khiển, phán quan năm cũ và nghênh đón thần mới.

Chính vì quan niệm này mà mâm cúng giao thừa ngoài trời được chuẩn bị rất tỉ mỉ. 

Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ gồm:

- Thủ lợn hoặc có thể thay bằng gà trống tơ

- Bánh chưng

- Đèn nến

- Vàng mã

- Hoa tươi

- Trầu cau

- Rượu, trà

- Một chiếc mũ chuồn

Chú ý, nếu cúng bằng gà trống thì cần chọn loại gà trống tơ, mới tập gay, có mỏ vàng, mào cờ và quan trọng là chưa từng đạp mái.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Hướng dẫn sắm lễ đúng phong tục 1

Cúng giao thừa ngoài trời lúc mấy giờ?

Ngoài việc sắm mâm cúng giao thừa gia chủ cần chú ý về thời gian cúng sao cho đúng.

Thông thường, thời gian làm lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ là lúc 12 giờ đêm hôm giao thừa (tức 30 tháng Chạp).

Đặt mâm cúng giao thừa ngoài trời hướng nào là đúng?

Theo quan niệm của dân gian, các vị thần mới đến nhận công việc sẽ diễn ra rất khẩn trương, do đó mâm cỗ phải được đặt ở giứa sân, cửa chính hoặc trên sân thượng.

Hướng đặt mâm cỗ cúng tốt nhất là hướng Bắc hoặc hướng Đông tùy theo từng gia đình.

Chú ý, đặt mâm cỗ cúng ở nơi sạch sẽ, nên đặt trên mâm cỗ thêm 1 bát gạo để cắm hương. Phần muối có trên mâm cúng sẽ được rắc xung quanh nhà để trừ tịch.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Hướng dẫn sắm lễ đúng phong tục 2

Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời đúng phong tục

Tham khảo bài văn khấn cúng giao thừa ngoài trời:

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Kính lạy:

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

- Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

- Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần

- Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển

- Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Kỷ Hợi với năm Canh Tý

Chúng con là:………................................................, sinh năm: …………..................

Hành canh: ……….............. tuổi

Cư ngụ tại số nhà:……, ấp/khu phố:……....….., xã/phường ……..................…...........

Quận/huyện/ thành phố .................................tỉnh/thành phố .........................................

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Thanh Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO