Báo Điện tử Gia đình Mới

Mẹ bầu và thai nhi thay đổi như thế nào ở 3 tháng cuối thai kỳ?

Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, có rất nhiều thay đổi khiến mẹ bầu không ngờ tới, thậm chí nhiều người còn lo sợ khi thấy giọng nói trầm hơn, mắt mờ, rốn lồi, xây xẩm, nôn nao, ngất xỉu...

Mặc dù trong 6 tháng mẹ đã trải qua những trải nghiệm khi mang thai như ốm nghén, mệt mỏi, ngực to hơn, chuyển động của thai nhi…, tuy nhiên đó chưa phải là tất cả.

Theo PGS.TS Trần Đình Toán, Viện Dinh dưỡng Lâm sàng cho biết, thời kỳ cuối thai nghén là 3 tháng cuối cùng của quá trình mang thai, tức là từ tuần thứ 29 đến tuần thứ 40.

  Giai đoạn cuối của thai kỳ, có rất nhiều thay đổi khiến mẹ bầu không ngờ tới. Ảnh minh họa

Giai đoạn cuối của thai kỳ, có rất nhiều thay đổi khiến mẹ bầu không ngờ tới. Ảnh minh họa

Thời kỳ này là giai đoạn sinh trưởng phát triển nhanh nhất. Trọng lượng thai nhi bằng khoảng 70% thể trọng khi sinh vì thế để thai nhi phát triển tốt, cơ thể người mẹ có những thay đổi khác so với hai quá trình trước:

– Hệ thống tuần hoàn mở rộng và duy trì huyết áp thấp hơn bình thường nên đôi lúc bà mẹ bị xây xẩm, nôn nao, cảm giác muốn ói, có khi bị ngất nếu đang nằm hay ngồi mà đứng lên đột ngột. Lưu lượng máu lớn để tăng cường máu cho thai nhi phát triển khỏe mạnh dẫn tới nhiều bà mẹ bị sưng mí mắt và mặt húp híp vào buổi sáng.

– Cơ thể di chuyển khó khăn hơn, hoạt động ít hơn giai đoạn trước vì khối lượng bào thai ngày càng lớn nên nhiều bà mẹ đi lại một lúc đã cảm thấy mệt mỏi khó chịu.

– Giai đoạn này tuyến vú phát triển mạnh mẽ và bắt đầu có sữa non tiết ra một vài giọt/ngày, đây là vấn đề bình thường của bà bầu giai đoạn mang thai những tháng cuối nên các bà mẹ không nên lo lắng.

– Lúc này, hai chân có thể bị phù càng gần tới ngày sinh thì chân càng phù lớn.

– Bà mẹ ăn được nhiều hơn các tháng trước, lúc này chú ý cân nặng vì cân tăng quá nhiều, thai nhi quá lớn sẽ không tốt cho sức khỏe người mẹ cũng như sự phát triển của đứa trẻ khi sinh ra.

– Biên độ hô hấp ngắn đi khi thai nhi phát triển, tử cung người mẹ cao lên tới dưới cơ hoành.

- Bụng có thể mấp máy nhiều hay con đạp mạnh làm bà mẹ đau, khó chịu và bà mẹ nào nhạy cảm có thể hình dung ra dáng nằm của đứa bé.

Tử cung to ra, đè vào nhiều cơ quan (như bàng quang, thận, dạ dày, ruột, cơ hoành và các mạch máu lớn) và có thể ảnh hưởng tới các cơ quan này. 

Đó là lí do vì sao bà bầu hay đi tiểu dắt, đi tiểu nhiều lần do áp lực của thai nhi dồn lên bàng quang ngày một tăng. Đến cuối thời kì, thai càng ngày càng xệ xuống, có thể cảm thấy thai bắt đầu đi xuống tiểu khung.

L,Minh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO