Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết khác với muỗi thường thế nào?

Bệnh sốt xuất huyết không lây qua hô hấp mà chỉ truyền qua muỗi Aedes aegypti. Vậy muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết khác với muỗi khác như thế nào?

Aedes_aegypti

Theo báo cáo mới nhất của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 90.626 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 24 trường hợp tử vong. Trong đó số trường hợp nhập viện là 76.846 trường hợp. 

Tại Hà Nội, theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, tính đến hiện tại đã có 17.027 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 3.243% so với năm 2016. 

Trong tuần, Hà Nội ghi nhận 3.440 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Hà Nội đã chỉ ra 12 quận huyện ở mức “báo động đỏ” sốt xuất huyết. Thành phố phân loại mức độ cảnh báo dịch sốt xuất huyết theo 3 màu: đỏ, cam và vàng, trong đó đến 12 nơi đang ở mức báo động đỏ.

Đặc điểm muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết 

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đặc điểm nhận dạng muỗi Aedes aegypti là có màu đen; chân, thân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt nên thường gọi là muỗi vằn.

Đặc biệt, vùng ngực có các vảy trắng xếp thành hàng, trên lưng có hình chiếc đàn hai dây màu trắng. Đây là loại muỗi có khả năng mang vi rút sốt xuất huyết Dengue và truyền từ người này sang người khác thông qua việc đốt và hút máu người. 

Aedes-Aegypti-644x400

 

Muỗi vằn thường sống trong nhà, gần người, trú đậu nơi có ánh sáng yếu, thường là các góc hoặc xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Đặc biêt, chúng bay rất nhanh, nếu tìm thấy mồi là lao vào đốt và hút máu ngay; đồng thời bám theo mồi rất dai và chỉ bay đi khi đã hút no máu.

Loài muỗi chuyên đi hút máu người này có thể sống từ 20- 40 ngày.

Muỗi vằn Aedes thường đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa...

Những người dễ bị muỗi đốt

Hơi thở có mùi: Thân hình cao lớn, phụ nữ mang thai hoặc những người thở ra nhiều khí cacbonic rất dễ thu hút muỗi cái.

Tập thể dục nhiều: Axit lactic ở mồ hôi rất dễ thu hút loài muỗi.

 Uống bia: Một nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng loài muỗi thường tập trung quanh những người vừa uống bia xong.

 Nhóm máu: Những người thuốc nhóm máu O thường dễ thu hút loài muỗi hơn

 Phụ nữ đang mang thai: Loài muỗi mang virus sốt rét thường có tỷ lệ đốt phụ nữ đang mang thai cao gấp đôi đốt những người khác.

Nơi sinh sản của muỗi Aedes 

Thời tiết nóng, ẩm như vừa qua là một trong những nguyên nhân khiến muỗi Ades aegypty phát triển mạnh. Muỗi Aedes aegypti sinh sôi ở những khu vực có nhiều người (đô thị).  Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước trong nhà và khu vực quanh nhà (chai lọ, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng, v.v có nước đọng).

Trứng nở khi tiếp xúc với nước. Trứng muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong nhiều tháng. Trong suốt đời chúng, muỗi cái đẻ tới 5 lần, mỗi lần hàng chục trứng.

Muỗi trưởng thành “thường” trú đậu ở những chỗ tối trong nhà (tủ, hốc, gậm giường, sau rèm).

Ở những chỗ đó chúng tránh được gió, mưa và phần lớn các loài ăn thịt, giúp chúng sống lâu hơn và khả năng chúng sẽ sống đủ lâu để nhiễm virus từ một người bệnh nào đó và truyền cho người khác cũng tăng lên. 

Aedes-aegypti-larvae-insi

Quá trình sinh nở của muỗi 

Cách phòng muỗi đốt  

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. 

Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.  - Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy. 

- Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần. 

- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. 

- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

diet-muoi

Diệt muỗi đòi hỏi toàn dân phải thực hiện 

Phòng chống muỗi đốt:

- Mặc quần áo dài tay. 

- Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày. 

-  Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi... 

- Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. 

- Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Đồng thời, tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. 

Tuấn Anh/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO