Báo Điện tử Gia đình Mới

Ngủ ngáy làm giảm khả năng 'chăn gối' và ảnh hưởng phát triển trí tuệ

Nhiều người cho rằng việc ngáy khi ngủ chỉ là câu chuyện vui, nhưng nó lại là bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của người không may mắc phải.

TS.BS Phạm Thị Bích Đào (bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết, ‘có nhiều vấn đề rối loạn liên quan đến giấc ngủ.

Trong đó, rối loạn giấc ngủ do ngáy kèm theo tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ là vấn đề mà nhiều người đang mắc phải nhưng lại nghĩ là biểu hiện thông thường.

Ngủ ngáy kèm theo cơn ngưng thở, khi dậy người mệt mỏi không thoải mái, ban ngày dễ ngủ gật, làm việc khó tập trung’.

Ngủ ngáy làm giảm khả năng tình dục và ảnh hưởng phát triển trí tuệ

Ngủ ngáy làm giảm khả năng tình dục và ảnh hưởng phát triển trí tuệ

Không những vậy, theo bác sĩ Đào ngủ ngáy còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Ngáy to gây ồn ào, ảnh hưởng tới người xung quanh, làm người khác khó ngủ và bực bội.

- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: ngủ không ngon, sáng dậy mệt mỏi, khô họng, nhức đầu, làm việc không hiệu quả, khó tập trung, buồn ngủ và ngủ gật ban ngày, nguy hiểm, dễ gây tai nạn khi lái xe và vận hành máy móc...

- Ngáy và tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ kéo dài gây bệnh tim mạch, cao huyết áp, tăng áp lực tuần hoàn phổi dẫn tới suy tim phải, xơ phổi, tắc nghẽn phổi và suy hô hấp...

- Giảm hoạt động, giảm khả năng tình dục.

- Đặc biệt ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, ngáy và hội chứng tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến sự phát triển vùng hàm mặt, gây lệch khớp cắn, hô hàm, mũi tẹt, … do phải há miệng để thở.

- Tắc nghẽn gây thiếu oxy não, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, tinh thần và một số bệnh lý rối loạn tâm lý khác...

Ai hay mắc chứng ngủ ngáy? 

Theo TS.BS Phạm Thị Bích Đào, thống kê của các nhà khoa học cho thấy, ở độ tuổi 30, có 20% nam giới và 5% nữ giới bị ngủ ngáy. 

Đến tuổi 60, con số này tăng lên 60% ở nam giới và 40% ở nữ giới.

Do khi lớn tuổi, niêm mạc, mô mềm vùng hầu, khẩu cái mềm thiếu săn chắc, bên cạnh thường bị viêm xoang, vẹo vách ngăn làm hẹp hốc mũi cũng gây ngủ ngáy. 

Với những người thừa cân (chỉ số khối cơ thể BMI trên 27), tỉ lệ ngủ ngáy tăng gấp 3 lần và nguy cơ mắc hội chứng tắc nghẽn đường thở khi ngủ chiếm từ 15 – 50% dân số thế giới.

Người có chứng ngủ ngáy cần phải làm gì?

Để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình, người có chứng ngủ ngáy nên đi khám bác sĩ để được đánh giá tổng quát thể trạng, cân nặng – chiều cao, chỉ số khối cơ thể (BMI), độ lớn của vòng cổ.…

Đồng thời, phát hiện một số bệnh lý kèm theo như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh lý vùng mũi, họng, miệng, thanh quản, hàm mặt…

Chẩn đoán hội chứng ngáy và ngưng thở khi ngủ bằng cách thực hiện test chuyên sâu (đo đa kí giấc ngủ) để chẩn đoán xác định nguyên nhân và mức độ tắc nghẽn, ngưng thở.

Và việc điều trị sẽ theo nguyên nhân và mức độ bệnh. Với những người bệnh nhẹ, bác sĩ Đào cho biết chỉ cần hướng dẫn người bệnh tập thể dục đều đặn, thay đổi lối sống sinh hoạt, ăn uống điều độ, giảm rượu bia, thuốc lá, điều trị chống trào ngược, giữ cân nặng ổn định, hạn chế dùng thuốc ngủ, thay đổi tư thế ngủ để giảm ngáy...

Đặc biệt, người bệnh cần hình thành thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ, điều trị các bệnh lý nội khoa nếu có như: bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, bệnh lý về chuyển hóa, bệnh tiểu đường, bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản…

Với những trường hợp nặng, khi áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả thì sẽ được hỗ trợ thở máy tạo áp lực dương liên tục khi ngủ.

Trong trường hợp tìm được nguyên nhân tắc nghẽn ngoại biên đường hô hấp trên thì xử trí bằng phẫu thuật can thiệp, dựa theo nguyên nhân.

Ví dụ như: Cắt cuốn mũi, chỉnh hình vách ngăn, nạo VA, phẫu thuật chỉnh hình màn hầu, chỉnh hình lưỡi gà, cắt amidan…

Thay đổi tư thế ngủ giúp cải thiện đáng kể tình trạng ngủ ngáy

Thay đổi tư thế ngủ giúp cải thiện đáng kể tình trạng ngủ ngáy

Ngưng ngủ ngáy bằng cách thay đổi lối sống

Ngủ ngáy dường như chỉ là câu chuyện vui gia đình, nhưng nó cũng là vấn đề khá nghiêm trọng.

Bởi, ngủ ngáy có thể gây ra các vấn đề trong hôn nhân.

Ví như một người bạn đời ngủ ngáy có thể khiến người kia khó ngủ, và có thể dẫn tới ngủ riêng giường.

Ngủ ngáy không chỉ là phiền toái, mà 75% người ngáy ngủ còn có vấn đề ngưng thở các giai đoạn ngắn khi ngủ, điều này tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Để cải thiện tình trạng ngủ ngáy, bạn có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên và thay đổi lối sống như hướng dẫn dưới đây.

1. Thay đổi tư thế ngủ

Nằm ngửa khiến gốc lưỡi và vòm miệng mềm sập về tường sau cổ họng, khiến tạo âm thanh rung khi ngủ.

Do đó, thay vì nằm ngửa khi ngủ bạn hãy đổi sang nằm nghiêng để giảm tình trạng ngủ ngáy.

Nếu bạn vẫn tiếp tục ngủ ngáy sau khi thay đổi tư thế ngủ thì nguyên nhân có thể do ngưng thở giai đoạn khi ngủ. Với trường hợp này bạn hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.

2. Giảm cân

Nếu bạn tăng cân và bắt đầu ngủ ngáy, nhưng không ngủ ngáy trước khi tăng cần thì việc giảm cân có thể sẽ giúp cải thiện tình trạng ngủ ngáy của bạn.

Bởi, tăng cân nặng quanh cổ khiến cho chu vi cổ họng siết lại và tăng nguy cơ sập khi ngủ và khiến ngáy ngủ.

3. Tránh rượu

Rượu và thuốc an thần làm giảm cơ nghỉ sau họng và khiến bạn dễ ngủ ngáy hơn.

Và những người không ngủ ngáy có thể trở thành ngủ ngáy sau khi uống rượu.

4. Tập ngủ lành mạnh

Thói quen ngủ xấu có thể có ảnh hưởng giống như uống rượu.

Đặc biệt, với những người làm việc trong thời gian dài, ngủ không đủ sẽ khiến cơ thể quá mệt mỏi.

Cơ thể mệt mỏi sẽ làm bạn ngủ sâu và mệt, cơ trở nên mềm và tạo thành ngáy ngủ.

5. Hốc mũi mở

Nếu ngáy bắt đầu từ mũi, giữ hốc mũi mở có lẽ sẽ có ích. Nó cho phép hơi thở chuyển qua chậm hơn.

Nếu mũi bị nghẹn hay hẹp do lạnh hoặc bị tắc lại, không khí chuyển qua nhanh sẽ dễ tạo ra tiếng ngáy.

Việc tắm nước nóng trước khi đi ngủ có thể giúp cho hốc mũi mở. Đồng thời súc rửa mũi trong khi tắm có thể giúp mở đường mũi.

Thường xuyên vệ sinh chăn, gối sạch sẽ để ngủ ngon hơn và giảm chứng ngủ ngáy

Thường xuyên vệ sinh chăn, gối sạch sẽ để ngủ ngon hơn và giảm chứng ngủ ngáy

6. Đổi gối

Chất gây dị ứng trong giường ngủ và gối có thể khiến ngáy ngủ. Mạt bụi tích lũy trên gối có thể gây dị ứng và dẫn tới ngáy ngủ.

Cho phép động vật ngủ trên giường cũng có thể khiến bạn hít thở lớp vảy da động vật.

Do đó, hãy giặt sạch gối thường xuyên và thay thế chúng mỗi sáu tháng, không để vật nuôi ngủ trên giường… là những cách giúp cải thiện chứng ngủ ngáy hiệu quả.

7. Uống nước đủ

Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm tình trạng ngủ ngáy.

Bởi chất tiết ra từ mũi và vòm miệng mềm trở lên dính hơn khi bạn thiếu nước và điều này khiến bạn ngủ ngáy nhiều hơn.

Thay đổi một lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, ngủ nghiêng, tránh rượu trước khi ngủ, tắm nước nóng nếu hốc mũi tắc… sẽ tạo sự khác biết lớn trong việc cải thiện tình trạng ngủ ngáy.

Linh Nhi/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO