Báo Điện tử Gia đình Mới

Người Việt sẽ được ngắm trọn nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 sắp diễn ra trong hơn 10 ngày tới.

Empty

Nguyện thực toàn phần dài nhất thế kỷ diễn ra khi nào?

Trăng máu hay nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào rạng sáng 28/7, kéo dài 1 giờ 43 phút (bắt đầu từ 2:30 đến 4:13). Trong thời gian đó, mặt trăng sẽ có màu đỏ hoặc nâu đỏ.

Nhà khoa học NASA Noah Petro cho biết, người dân thế giới ở các khu vực như châu Phi, Trung Đông, Đông Nam Á và vùng Ấn Độ Dương sẽ được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ này nếu điều kiện thời tiết thuận lợi. Do đó người Việt Nam có thể sẽ được ngắm trọn vẹn nguyệt thực toàn phần.

Nguyệt thực toàn phần tháng 7 này xảy ra trùng với thời gian sao Hỏa đạt đỉnh điểm sáng nhất trong bầu trời đêm. Sao Hỏa sẽ tiến gần Trái Đất nhất kể từ năm 2003 vào ngày 31/7.

Siêu trăng trong nguyệt thực toàn phần ngày 27/9/2015 tại Pisa, Italy (Ảnh: Giuseppe Petricca)

Siêu trăng trong nguyệt thực toàn phần ngày 27/9/2015 tại Pisa, Italy (Ảnh: Giuseppe Petricca)

Nguyệt thực toàn phần (trăng máu) ngày 28/7 là gì?

Không như nhật thực, bạn không cần thiết bị chuyên dụng nào để quan sát nguyệt thực. Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời và có thể quan sát một cách an toàn bằng mắt thường vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng đầy đủ.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của trái đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.

Vì sao nguyệt thực toàn phần ngày 28/7 được coi là dài nhất thế kỷ?

Đây là nguyệt thực toàn phần kéo dài 103 phút nên được coi là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Trước đó ngày 31/1 cũng đã diễn ra hiện tượng trên. Sau sự kiện này thì phải đến tháng 5/2021 và tháng 11/2022 Việt Nam mới lại được chứng kiến.

Theo Space, VietQ

Trang Đặng/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO