Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Nhân ngày khai giảng: 10 điều bất kỳ giáo viên nào cũng mong phụ huynh thấu hiểu

Một năm học mới lại bắt đầu với những kì thi, bài tập, kiểm tra chờ đợi các bé phía trước. Còn các bậc phụ huynh, các bạn đã sẵn sàng cho năm học mới của con chưa?

Để tăng cường liên kết giữa gia đình và nhà trường, trang Today.com đã phỏng vấn các giáo viên để biết được những mong muốn của họ đối với các bậc phụ huynh học sinh.

Và sau đây là 10 điều mà các thầy cô mong cha mẹ học sinh hiểu.

khai giang

 10 điều giáo viên mong phụ huynh hiểu nhân ngày khai giảng

1. Phụ huynh vui, thầy cô vui

Làm vừa lòng phụ huynh luôn là nhiệm vụ gian nan nhất của mỗi giáo viên. Lớp có bao nhiêu học sinh thì phụ huynh của mỗi bé lại đặt ra những kỳ vọng khác nhau.

Thực ra mục tiêu làm hài lòng các bậc phụ huynh thường bị các giáo viên đặt ra phía sau.

Vì nhiều cha mẹ đòi hỏi thầy cô phải hoàn hảo, nhưng thầy cô giáo cũng chỉ là những con người bình thường như họ, và mục tiêu của họ là luôn dành hết tâm huyết cho công việc. 

2. Hãy cho các giáo viên trẻ một cơ hội

Bạn đã từng cầu cho con mình không phải học các giáo viên mới vào nghề chưa?

Những thiếu sót trong kinh nghiệm, các giáo viên có thể bù lại bằng lượng thời gian dành cho học sinh. Thêm vào đó, các giáo viên mới sẽ có nhiều nhiệt huyết, động lực và hứng thú trong công việc.

Thầy cô giáo mong các phụ huynh 'hãy tin tưởng họ, đừng nghi ngại, vì bất kế công việc có khó khăn đến đâu, họ sẽ bỏ ra nỗ lực gấp đôi để đạt lòng tin và sự tôn trọng của các bậc cha mẹ'.

Sporul-de-dirigentie

 Hãy cho các giáo viên trẻ một cơ hội

3. Tiếp thu các phương pháp giảng dạy mới

Phương pháp giáo dục cho trẻ, chỉ so vài năm nay thôi, đã thay đổi rất nhiều, chứ chưa kể đến so với thời đi học của bố mẹ các bé.

Thầy cô hi vọng các phụ huynh sẽ tiếp thu và áp dụng các phương pháp mới.

Phụ huynh có thể giúp đỡ việc học của con bằng cách xem blog của lớp hay kiểm tra Google Drive của con. Cha mẹ nên thích ứng với các phương pháp dạy và học mới, hãy hoải mái với những sự thay đổi này.

4. Không làm được bài cũng không sao 

Cha mẹ lúc nào cũng không muốn con cái thi trượt. Nhưng các giáo viên cho rằng không làm được bài cũng không sao cả, khi ở bậc trung học cơ sở.

Điều quan trọng hơn là, cần dạy trẻ biết cách tự tìm sự trợ giúp, điều đó rất có ích cho giai đoạn trung học phổ thông và đại học sau này vì ở đó sẽ không có sẵn người giúp chúng.

4

 Không làm được bài cũng không sao

5. Kiểm tra không phải là mục tiêu cuối cùng

Các bậc cha mẹ cần hiểu rằng, giáo dục không chỉ là điểm số.

Đôi khi, việc trao đổi và trình bày quá nhiều về các bài kiểm tra và điểm số khiến phụ huynh cho rằng công việc của giáo viên là giúp trẻ đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.

Dĩ nhiên các thầy cô cũng mong muốn học sinh của mình đạt kết quả cao, nhưng mục tiêu chính của thầy là khuyến khích trẻ yêu thích việc học.

Các giáo viên mong muốn các bậc phụ huynh hiểu rằng mình rất quan tâm đến con cái họ, và đang chuẩn bị hành trang cho chúng bước vào xã hội rộng lớn ngoài kia, chứ không chỉ phục vụ mục tiêu là các kỳ thi.

6. Hãy lắng nghe

Có thể việc nghe con chia sẻ những vấn đề khó khăn trong học tập hay xã hội không đơn giản, nhưng thầy Scanlan khuyên các cha mẹ nên sẵn sàng lắng nghe.

Hãy hiểu rằng cả các bé và cha mẹ, cả bản thân các giáo viên đều cần tiến bộ hơn.

Đừng cho rằng giáo viên đang chống lại phụ huynh. Đây không phải cuộc chiến. Hai bên cần cố gắng hợp tác để giúp các học sinh thành công.

fam-reading1

Hãy lắng nghe

7. Bài tập về nhà không thuộc trách nhiệm của phụ huynh – đó là của học sinh

Các thầy giáo luôn tuyên dương các học sinh biết chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra, ví dụ như để quên bài tập về nhà, thay vì đổ lỗi cho người khác.

Thầy cô kêu gọi các phụ huynh đừng giúp các bé lấy cớ, chẳng hạn như không thể làm bài tập vì phải tập bóng.

Việc đó vô tình tạo ra tấm gương xấu về tinh thần chịu trách nhiệm, vô tình dạy trẻ rằng chúng có thể lấy cớ thoái thác cho bất kỳ việc gì.

8. Quan tâm sát sao, ngay cả khi các con đã học đến cấp 3

Các bậc cha mẹ có thể tham gia mọi buổi tựu trường hay thường xuyên liên lạc với thầy cô khi trẻ mới bước học cấp 1 hay cấp 2, nhưng khi con cái lên cấp 3 họ thường sao lãng và ít để tâm hơn.

Học sinh cấp 3 có thể nói với cha mẹ rằng chúng không cần giúp đỡ, nhưng thực tế lại khác xa như vậy. Học sinh chịu rất nhiều áp lực và sẽ cần trợ giúp từ cả cha mẹ và thầy cô.

Thầy cô mong muốn các cha mẹ sẽ gặp gỡ và liên lạc với thầy cô nhiều hơn trước những kỳ họp phụ huynh. 

349c990ab6c453afa79180a77c74b6f4_XL

 Quan tâm sát sao, ngay cả khi các con đã học đến cấp 3

9. Giáo viên cũng phải ốm

Chẳng phụ huynh nào vui vẻ khi nghe nói rằng giáo viên của con lại vắng mặt.

Nhưng thực tế khi nghỉ ốm giáo viên ccòn phải làm việc 110% mọi khi. Tìm giáo viên dạy thay và chuẩn bị giáo án cho giáo viên dạy thay còn vất vả hơn nhiều so với việc nghỉ ốm.

Các giáo viên phải nghỉ ốm nghĩa là họ đang ốm một cách thực sự. 

10. Suỵt… đừng để con trẻ nghe những lời tiêu cực

Khi cha mẹ đang nói điều gì tiêu cực về nhà trường, xin đừng để những lời nói đó đến tai con cái.

Suy nghĩ của con cái bị ảnh hưởng bởi cha mẹ. Vì vậy, xin hãy đảm bảo rằng các phụ huynh khi đưa ra những bình luận tiêu cực về bạn học hay giáo viên của con, xin đừng để con trẻ nghe thấy.  

Thu Trang/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO